Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ ba, 13/09/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Theo kế hoạch, đến hết ngày 30/9/2022, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của Quảng Ninh sẽ phải đạt tỷ lệ 80%. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ giải ngân đạt rất chậm so với mục tiêu đề ra. Đâu là nguyên nhân?
Dự án cầu Cửa Lục 3 đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Ảnh: TTTT
Theo số liệu, tính đến ngày 26/8, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh đạt 6.681 tỷ đồng. Nếu so với kế hoạch vốn giao tại Quyết định số 4389, ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh (là 15.661,9 tỷ đồng) thì tỷ lệ giải ngân đạt 42,7% (thấp hơn so với cùng kỳ đạt 49,2%). Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao thì tỷ lệ giải ngân đạt 59,5%, cao hơn giải ngân bình quân chung cả nước (ước đạt 35,27%).
Lý giải về việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, có một số nguyên nhân tồn tại “cố hữu”. Trong đó, nguyên nhân phổ biến là do việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng bị chậm. Công tác này thực hiện chậm vì còn nhiều bất cập về đơn giá bồi thường, khó khăn trong di dời các công trình tiện ích, chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch xây dựng...
Do thời gian thực hiện các hồ sơ, thủ tục đầu tư công, đầu tư xây dựng, thu hồi đất giải phóng mặt bằng, đấu thầu rất dài, trong đó, có những gói thầu dự án thủ tục đấu thầu đến 6 tháng (một số dự án sử dụng nguồn vốn ODA phải tổ chức đấu thầu quốc tế).
Ngoài ra, sự biến động của giá xây dựng, giá nguyên nhiên vật liệu quá lớn; vướng mắc về nguồn đất đắp và vị trí đổ thải cũng đã làm ảnh hưởng đến phương án tài chính và quá trình thi công của các nhà thầu…
Để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, giai đoạn những tháng cuối năm, tỉnh sẽ quyết liệt chỉ đạo, triển khai các biện pháp kịp thời, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư và thành viên tổ công tác đặt biệt về giải ngân vốn đầu tư công 2022 của tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu, người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; rà soát điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt; chịu trách nhiệm giải trình về kết quả giải ngân cũng như hiệu quả đầu tư; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ cương, xử lý nghiêm các vi phạm. Coi kết quả giải ngân là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2022.
Đặc biệt, tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương phải tăng cường quản lý hiệu lực, hiệu quả đất đai, nhất là nguồn gốc đất, quy hoạch sử dụng các loại đất… hạn chế tối đa việc điều chỉnh phương án đền bù, bảo đảm tiến độ thực hiện. Tổ chức tuyên truyền cho người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của từng dự án, bảo đảm công khai, minh bạch tạo sự tin tưởng và đồng thuận của người dân trong việc triển khai thực hiện…
Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có văn bản gửi các chủ đầu tư, địa phương đề nghị xem xét, điều chỉnh kế hoạch vốn đã giao để đảm bảo tỷ lệ giải ngân. Đối với các đơn vị không đề xuất điều chỉnh điều hòa vốn đều cam kết giải ngân theo đúng chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh.
Đối với các chủ đầu tư và các nhà thầu, UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, hoàn thiện các thủ tục đầu tư, nhất là các dự án được bổ sung vốn để khởi công mới năm 2022 và các dự án trọng điểm; tập trung hoàn thiện các hồ sơ thanh toán theo quy định, hạn chế tối đa việc điều chỉnh phương án đền bù, bảo đảm tiến độ…
Trong bối cảnh hiện nay, Quảng Ninh luôn xác định, đầu tư công là một trong những trụ cột đảm bảo tăng trưởng. Bởi vậy, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với nhiều nhóm giải pháp linh hoạt, sáng tạo, giai đoạn những tháng cuối năm sẽ là “thời điểm vàng” để Quảng Ninh bứt tốc, hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến đầu tháng 12 năm 2024, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã khởi công 7 dự án (DA) và đóng điện 9 DA tại các tỉnh, TP khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Dự kiến trong tháng 12 này, EVNCPC sẽ tiếp tục khởi công 2 DA và đóng điện 5 DA, hoàn thành và vượt kế hoạch EVN giao năm 2024.
N. Phó
11:36 04/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) có những chuyển biến đột phá hơn so với cùng kỳ năm 2023. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 11,72%, là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây; GRDP bình quân đầu người đạt 9.012 USD/người/năm, nằm trong top đầu cả nước…
Thùy Dương
08:55 04/12/2024Nam Dũng
07:11 04/12/2024Hương Trà
17:11 03/12/2024Trang Vân
10:00 03/12/2024Thùy Dương
09:58 03/12/2024Trọng Tài
Thu Huyền
Bùi Bình
Phương Hiếu
Văn Thanh
Kim Thành
Bùi Bình
Cảnh Nhật
Lê Hữu Chính
Trung Hà
Hương Giang