Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 12/07/2018 - 19:27
(Thanh tra)- Sáng 12/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP), Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng, ông Mai Tiến Dũng làm việc với các bộ, ngành liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và việc đơn giản hóa, cắt giảm các điều kiện kinh doanh (ĐKKD).
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: N.Bắc
Cắt giảm phải thực chất, làm đâu chắc đó
“Tuần qua, Thủ tướng đã hai lần nhắc về việc đôn đốc các bộ trình các nghị định về cắt giảm các ĐKKD, cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC). Tại phiên họp Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng cũng rất gắt gao việc này”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu mở đầu buổi làm việc.
Bộ trưởng cho hay, “đã hết nửa năm 2018 nhưng đến nay, kiểm tra lại thấy tiến độ rất chậm”. Thủ tướng yêu cầu Tổ công tác mời các bộ còn các thủ tục liên quan thống nhất cách giải quyết công việc.
“Cải cách kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và cắt giảm các ĐKKD với tinh thần thực chất, làm đâu được đấy, làm đâu chắc đó. Khi cắt giảm không sinh các thủ tục khác”, ông Mai Tiến Dũng thông tin quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng và nhấn mạnh, “chúng ta cần cởi trói cho doanh nghiệp, cởi trói cho hoạt động kinh doanh để hàng hóa gia nhập thị trường được tốt”.
Theo kế hoạch, ngày 30/6, các bộ trình các dự thảo nghị định để hoàn thành vào 30/7 nhưng đến nay, các nghị định chủ yếu đang trong thời kỳ soạn thảo. Hiện mới có Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có dự thảo và đang được xin ý kiến các thành viên Chính phủ.
“Chúng ta phải nói với nhau là chuyển biến rất chậm. Những bất cập, tồn tại về KTCN chưa được cải cách triệt để theo đúng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”, Bộ trưởng nêu thực tế, rất nhiều bộ có phương án rà soát công bố trên truyền hình, nhưng thực chất chưa làm. Mới chỉ có Bộ Công thương đi đầu cắt giảm 675 ĐKKD khi ban hành Nghị định 08 vào tháng 1/2018.
“Công bố mà để thời gian quá dài như vậy sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của doanh nghiệp đối với chúng ta”, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh và nói, một gói cà phê sữa có cho sữa sấy khô để tạo ra sản phẩm mà yêu cầu bóc ra kiểm tra xem có dịch bệnh không thì không chấp nhận được. Hay có doanh nghiệp dán nhãn hiệu xuất cho 4 tủ lạnh mất đến 149 triệu đồng, mà nhãn đó chỉ riêng cho từng sản phẩm của từng doanh nghiệp.
“Thủ tục yêu sách như vậy không chấp nhận được. Chúng ta không thể chấp được những việc như vậy. Cắt giảm thế này thì không thực chất, chỉ hình thức”, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng nêu rõ.
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, thực hiện các yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách trong lĩnh vực KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, một số bộ, ngành đã có hành động cụ thể. Tuy nhiên, thống kê cho thấy kết quả thực tế của các hành động này vẫn chưa được như mong đợi.
“Cho đến nay mới chỉ có khoảng 6% các mặt hàng được đưa ra khỏi diện phải KTCN... Về thời gian cho KTCN, mặc dù có nhiều cải cách về thủ tục, tới nay thời gian KTCN trung bình vẫn là 76 giờ/thủ tục, cao hơn xấp xỉ 3 lần so với các nước ASEAN-4”, ông Lộc dẫn chứng.
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: N.Bắc
Xóa độc quyền trong kiểm tra, đánh giá sự phù hợp
Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, các bộ ngành cần vào cuộc quyết liệt hơn, đồng thời đưa ra 8 kiến nghị, trong đó có việc xóa bỏ tình trạng độc quyền trong hoạt động kiểm tra, đánh giá sự phù hợp.
“Cần có cơ chế để tất cả các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đáp ứng năng lực chuyên môn đều có thể tham gia vào hoạt động kiểm tra chứng nhận sự phù hợp của các sản phẩm hàng hóa. Điều này để tránh tình trạng chuyển độc quyền kiểm tra chuyên ngành từ “một cơ quan quản lý chuyên ngành” sang “một (hoặc một số) tổ chức chứng nhận sự phù hợp”, ông Vũ Tiến Lộc nêu.
Liên quan đến đơn giản hóa, cắt giảm ĐKKD, theo ông Lộc, mục tiêu hoàn thành cắt giảm 50% tổng số điều kiện kinh doanh trước mốc 31/10/2018 là một thách thức rất lớn. Chưa kể quá trình soạn thảo nghị định, chờ thủ tục thông qua rất mất thời gian. Trong khi đó, chất lượng đơn giản hóa, cắt giảm ĐKKD thì chưa đồng đều, có tình trạng chạy theo con số, mang tính đối phó, không thực chất.
“Các bộ trưởng, các đồng chí lãnh đạo bộ có thể rất tích cực, nôn nóng nhưng khi xuống cấp vụ, đặc biệt là cấp chuyên viên trực tiếp soạn thảo các văn bản này thì chúng tôi nghĩ rằng đã không làm được đúng theo yêu cầu. Có vấn đề là các bộ phận quản lý giấy phép không muốn thực hiện những cải cách để tước bỏ quyền lợi của mình”, ông Lộc nhận xét.
Từ đó, Chủ tịch VCCI đề xuất, trong nội bộ từng bộ, đề nghị các Bộ trưởng không giao cho các Vụ, Cục đang thực hiện nhiệm vụ cấp phép lại là cơ quan chủ trì soạn thảo phương án hay chủ trì soạn thảo các nghị định, thông tư cải cách cấp phép này.
“Những đơn vị nào đang cấp phép thì sẽ không có động lực và sẽ tìm cách này, cách khác giữ lại quyền của mình. Quy định cải cách cần giao cho các đơn vị độc lập, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và chủ động tham vấn những vấn đề chuyên môn của các cơ quan khác”, ông Vũ Tiến Lộc nói thêm.
Các ý kiến cũng cho rằng, phương án cải cách cần mang tính triệt để. Các bộ cần mở rộng đánh giá các ĐKKD chứa đựng trong Luật, để có phương án sửa đổi hoặc bãi bỏ những ĐKKD bất hợp lý.
Kết luận, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc lại tinh thần chỉ thị của Thủ tướng là 15/8, các bộ phải hoàn thành các thủ tục, trình các dự thảo nghị định theo thủ tục rút gọn, một nghị định sửa nhiều nghị định, tránh việc một nghị định chỉ sửa 1-2 ĐKKD. “Nếu cứ rải rác thế thì không làm được. Phải tích cực, đặc biệt là lãnh đạo”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chốt lại.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu lại ý kiến của Hội đồng thương mại Hoa Kỳ về việc một tàu chở 5 loại hàng của 5 chủ hàng, nhưng theo yêu cầu của hải quan là phải hoàn thành thủ tục của 5 lô hàng mới được thông quan, dẫn đến việc 4 lô hàng xong thủ tục thông quan vẫn phải chờ lô hàng còn lại. “Còn việc thịt bò bị áp giá đánh thuế cao hơn giá thị trường, đây là phía Mỹ có ý kiến, nhập thịt bò vào nhưng áp giá để đánh thuế cao hơn thị trường”, ông Dũng nêu và đề nghị đại diện Hải quan lý giải việc này. Giải thích, ông Nguyễn Công Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho hay, khi tàu vào, hải quan phải đưa toàn bộ 5 lô hàng xuống cảng, tiếp nhận vào kho bãi. “Giả sử có 5 chủ hàng độc lập thì không có chuyện 4 lô hàng xong rồi vẫn tắc được. Có thể 1 lô hàng, chủ hàng mở rất nhiều tờ khai vì trong lô đấy có rất nhiều hàng hóa khác nhau, chính sách nhà nước quản lý từng loại hàng hóa khác nhau. Căn cứ vào từng tờ khai, cơ quan Hải quan xem được tờ khai nào thì thông quan tờ khai đó, không có đoạn nào tắc hết cả”, ông Bình nói. Liên quan đến thuế nhập khẩu thịt bò, theo ông Bình, hải quan áp giá hoàn toàn tuân thủ theo tiêu chuẩn của GATS (Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ của WTO). “Nói thịt bò trên thị trường giá 5 nghìn, mà ông hải quan áp giá 6 nghìn thì không biết có đúng loại không vì có thể lấy thịt bò phế phẩm để so với thịt bò nhập cao. Trong con bò có mấy chục loại thịt khác nhau, nên so sánh có thể khập khiễng, chưa kể xuất xứ thị bò Mỹ, Úc lại có cách tính khác nhau”. Ông Bình nói thêm, hải quan có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ giá hàng hóa nhập khẩu để tránh trốn thuế, chuyển giá, kể cả chống rửa tiền. Nên nguyên tắc xác định giá trị hải quan là quản lý rủi ro, nghĩa là hàng kỳ sẽ thay đổi để bảo đảm chống khai gian giá. |
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Kể từ khi ra mắt thị trường, VinFast VF 8 luôn được đánh giá là mẫu D-SUV đáng tiền bậc nhất phân khúc khi mang đến cho người dùng những trải nghiệm đắt giá nhờ tích hợp hàng loạt công nghệ và tiện nghi đỉnh cao. Trong mùa mua sắm cuối năm nay, sức hút của “vua phân khúc” tiếp tục được tăng cao nhờ loạt ưu đãi lớn từ hãng xe Việt.
TC
10:53 14/12/2024(Thanh tra) - Prife International – Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp vừa vinh dự nhận 4 giải thưởng “Rising Star Sales Revenue – Rising Star Company Of The Year – Rising Star Product Of The Year – Rising Star International Growth” do Hiệp hội bán hàng trực tiếp MDDA Malaysia bình chọn năm 2024.
Liên Hương
10:25 14/12/2024Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền