Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 23/01/2013 - 16:12
(Thanh tra) - Đó là một trong những biện pháp sẽ được tập trung thực hiện trong năm 2013 nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm nông lâm thủy sản theo chuỗi, từ khâu sản xuất nguyên liệu đến bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ.
Phát triển công nghiệp chế biến để tăng giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Internet
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2012, Bộ tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân mua máy móc, thiết bị phục vụ chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản. Nhờ đó, đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của nông dân cả nước, nhất là vùng sản xuất lúa hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long.
Chính sách hỗ trợ cũng tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy các cơ sở cơ khí chế tạo máy trong nước đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Mức độ cơ giới hoá thời gian qua đã tăng khá, các khâu sản xuất đạt tỷ lệ bình quân như sau: Làm đất trồng lúa đạt 80%, thu hoạch lúa đạt 25%, tuốt lúa đạt 95%, xay xát lúa, gạo 95%.
Riêng, vùng đồng bằng sông Cửu Long, đến nay đã có 12.234 máy gặt lúa, trong đó máy gặt đập liên hợp 8.698 chiếc, chiếm 71%, còn lại là máy cắt lúa xếp dãy, diện tích lúa được gặt bằng máy cả vùng đạt 56%. Toàn vùng đã có trên 10.000 máy sấy, sấy khô chủ động được 42% sản lượng lúa vụ hè thu, hao hụt sau thu hoạch đã giảm đáng kể.
Thực hiện quy hoạch công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản tại các địa phương là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm theo chuỗi từ khâu sản xuất nguyên liệu đến bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ.
Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thuỷ sản
Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản về điều kiện sản xuất đáp ứng quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý các cơ sở chưa chấp hành nghiêm.
ĐD
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh