Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Triển vọng mới & Đòi hỏi mới

Thứ hai, 23/05/2011 - 13:21

(Thanh tra) - Mới chỉ 4 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu (XK) hoa quả cả nước đạt 213 triệu USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ. Trong đó Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Nhật Bản là những thị trường chính của Việt Nam (chiếm khoảng trên 60% tổng kim ngạch). Dự báo trong Quý II và III/2011, kim ngạch XK rau hoa quả sẽ tiếp tục tăng mạnh. Dự kiến, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong năm nay sẽ đạt 500 - 510 triệu USD.

Để vào thị trường cao cấp, đòi hỏi tiêu chuẩn Global GAP là đương nhiên_Ảnh Hoàng Tuấn

Triển vọng mới

Hiệp hội rau hoa quả Việt Nam (VinaFruit) cho biết, hoạt động XK có bước  tiến mới là do Mỹ cho phép nhập khẩu chôm chôm Việt Nam và cấp phép cho vùng sản xuất chôm chôm (tin đã đưa, Báo Thanh tra số 19, ngày 15/5/2011). Dự kiến lô hàng đầu tiên sẽ xuất sang Mỹ trong tháng 5 này.

Ngoài chôm chôm, thanh long cũng có nhiều thuận lợi. Từ đầu năm tới nay, cả nước đã XK 600 tấn đi Mỹ và 200 tấn đi Nhật Bản, tăng 70% so với cùng kỳ. Riêng thị trường Hàn Quốc do mới bước đầu XK nên chỉ đạt 40 tấn. Dự kiến năm nay, lượng thanh long XK đi Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đạt khoảng 2.600 tấn, tăng gấp hai lần năm ngoái.

Một cánh cửa mới cũng mở ra với trái xoài, khi mà mới đây đoàn chuyên gia của New Zealand đến Việt Nam để kiểm tra các khâu chuẩn bị xuất khẩu xoài tươi vào thị trường nước này. Kế hoạch trái xoài được dự kiến ngay trong năm 2012.

 Thêm vào đó, từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của thời tiết xấu, nguồn cung rau quả của Trung Quốc không được dồi dào, trong khi nhu cầu tiêu dùng không giảm. Nên trong Quý II/2011 kim ngạch XK các mặt hàng thanh long, dừa khô lột vỏ, mận, vải… của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc cũng sẽ tăng mạnh.

Không dừng lại ở việc nâng cao kim ngạch XK các mặt hàng rau quả, các doanh nghiệp XK đã nỗ lực tìm hiểu thị trường, thương lượng với các đối tác để nâng cao giá XK các mặt hàng này. Cụ thể đơn giá XK chôm chôm đi Pháp hiện là 6,1 USD/kg, tăng 0,1 USD/kg; nấm mèo 4,9 USD/kg, tăng 0,15 USD/kg; cơm dừa sấy khô từ 2.500 - 2800 USD/tấn, cao hơn khoảng 100 - 180 USD/tấn so với cùng kỳ.

Việc các mặt hàng trái cây XK đang dần tạo được vị thế và giá ổn định trên thị trường thế giới đã tạo niềm tin cho người dân trồng cây tại khắp các vùng trên cả nước. Kéo theo đó là hàng loạt giá mới cho các mặt hàng này cũng được thiết lập. Hiện giá bán lẻ phần lớn các loại trái cây đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, chôm chôm nhãn và chôm chôm Thái (loại ngon, trồng trong nước), giá 50.000 - 52.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm trước giá chỉ 20.000 - 22.000 đồng/kg. Giá các loại sầu riêng hạt lép (Ri 6, Chín Hóa, Moothong...) 35.000 - 50.000 đồng/kg trong khi năm trước chỉ ở mức 25.000 - 30.000 đồng/kg; thanh long (Bình Thuận) cũng tăng từ 10.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg...
 
Đòi hỏi mới

Dù kim ngạch XK các mặt hàng rau quả đang được cải thiện hơn, nhưng một thực tế mà bất cứ ai làm nông nghiệp ở Việt Nam cũng thấy đó thực trạng là “bán những thứ mình có” chứ chưa đủ mức độ chuyên nghiệp để “bán những thứ người ta cần”.

Tiến sĩ Nguyễn Kế Tuấn, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, mặc dù ngành Nông nghiệp nhiều năm nay đã xác định chiến lược lâu dài là “xây dựng các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu” nhưng trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng vùng nguyên liệu được xây dựng nhưng chưa có cơ sở chế biến hoặc ngược lại cơ sở chế biến được xây dựng nhưng vùng nguyên liệu không có khả năng đáp ứng.

Theo ông Tuấn, chính bản thân các doanh nghiệp chế biến nông sản nội địa sẽ là khách hàng tiêu thụ hàng hoá lớn nhất cho người nông dân. Tuy nhiên, do hạn chế trong công nghệ chế biến nên phần lớn các doanh nghiệp XK chỉ làm thương mại thuần tuý, hàng hoá mua của người dân về chỉ được sơ chế rồi XK thô. Khi khan hiếm nguyên liệu trong nước, hoặc giá nguyên liệu trong nước cao hơn giá NK, các doanh nghiệp sẵn sàng nhập hàng về để chế biến (cho dù chỉ là sơ chế hoặc chế biến đơn giản). Chính vì thế có những thời điểm người nông dân không hiểu vì sao hàng trong nước sản xuất ra thì không có người mua mà các DN, các nhà máy vẫn xin nhập hàng từ nước ngoài về.

Tiến sĩ Nguyên Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho rằng, chỉ có XK sang châu Âu thì giá trị trái cây Việt Nam mới được nâng cao, nông dân và doanh nghiệp mới có nhiều lợi nhuận. Bởi nếu chúng ta cứ dựa vào thị trường dễ tính mãi thì nông dân sẽ tiếp tục chịu thiệt thòi.

Hiện nay, thị trường châu Âu rất ưa chuộng các loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam như bưởi, chuối, đu đủ, thanh long, xoài… nhưng do là thị trường cao cấp nên việc họ đòi hỏi phải có tiêu chuẩn Global GAP là đương nhiên. Vấn đề là Nhà nước nên có hướng hỗ trợ nông dân tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn này, hỗ trợ luôn cả kinh phí để chứng nhận, mở rộng diện tích và tiêu thụ sản phẩm lâu dài thì mới tạo được những vùng nguyên liệu Global GAP lớn được.

Đồng thời, chúng ta nên đẩy mạnh XK trái cây vào các thị trường khó tính mới như Mỹ, Australia và New Zealand. Dù theo quy định bắt buộc của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS), bất kỳ trái cây nào nhập khẩu vào nước này phải qua khâu xử lý chiếu xạ để tiệt trùng. Nhưng hiện nay việc chiếu xạ dường như chưa được đầu tư thoả đáng. Hiện mới chỉ có nhà máy của công ty Sơn Sơn (TP. Hồ Chí Minh) và An Phú (Bình Dương). Ngoài ra, An Phú đang xây dựng một nhà máy chiếu xạ tại Vĩnh Long, dự kiến hoạt động vào tháng 5/2011. Nhà máy có công suất chiếu xạ 150 tấn trái cây/ngày sẽ giải quyết khó khăn về vận chuyển trái cây đi chiếu xạ cho vựa trái cây ĐBSCL.

Bên cạnh các hình thức trên, bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho rằng, hiện nay một khâu khác là truyền thông trong việc xúc tiến tiêu thụ hàng nông sản chưa được chú trọng. Theo bà Hạnh, trong thời gian tới BSA sẽ triển khai dự án hỗ trợ nông sản Việt Nam. Trong đó có chương trình truyền thông tại điểm bán. Mục tiêu của chương trình là kết nối nhu cầu kinh doanh giữa người bán và người sản xuất, quảng bá cho hàng nông sản trong nước, tạo dấu hiệu nhận diện và tăng niềm tin vào nông sản trong nước cho các cửa hàng.

Nếu cả nông dân và doanh nghiệp cùng làm tốt những việc trên thì giá trị kim ngạch XK rau quả sẽ không chỉ dừng lại ở 500 triệu USD/năm mà sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Hương Xuân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…

TC

08:25 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm