Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 13/05/2013 - 21:13
Tại Kỳ họp thứ 9, ngày 13/5, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII đã nhất trí thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Theo Nghị quyết đã được thông qua, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn tới sẽ hướng đến một thành phố văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học-công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á…
Theo đó, các mục tiêu cụ thể về kinh tế; văn hóa-xã hội; hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông, cấp nước, thoát nước, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh đã được thông qua.
Trong đó có những mục tiêu cơ bản về kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giao đoạn 2011-2015 đạt từ 10-10,5%, giai đoạn 2016-2020 đạt từ 9,5-10%/năm và giai đoạn 2021-2025 đạt từ 8,5-9%/năm đồng thời, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế được xác định đến năm 2015 đạt từ 4.856-4.967 USD, đến năm 2020 đạt 8.430-8.822 USD và đến năm 2025 đạt từ 13.340-13.285 USD; GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước.
Về văn hóa-xã hội, thành phố xác định đến năm 2015 quy mô dân số đạt 8,2 triệu người, đến 2020 đạt 9,2 triệu người và đến 2025 đạt 10 triệu người. Đến năm 2016, thành phố sẽ nâng mức chuẩn nghèo lên trên 16 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo tương đương 7-8% tổng hộ dân thành phố và đến năm 2020 thành phố sẽ không còn hộ nghèo theo chuẩn trên và cơ bản không còn hộ cận nghèo theo chuẩn có thu nhập bình quân 16 triệu đồng/người/năm. Riêng đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, thành phố đặt mục tiêu số bác sỹ trên 10.000 dân đến năm 2015 đạt 15 bác sỹ, đến năm 2020 đạt 20 bác sỹ và đến năm 2025 đạt 20-25 bác sỹ.
Quy hoạch tổng thể của thành phố cũng đã đề ra định hướng phát triển 9 ngành, lĩnh vực trọng yếu gồm: các ngành dịch vụ; công nghiệp-xây dựng; nông nghiệp-nông thôn; văn hóa-xã hội; y tế; văn hóa, thể thao; khoa học công nghệ; quốc phòng an ninh; hạ tầng kỹ thuật; phát triển nhà ở; bảo vệ môi trường.
Theo quy hoạch đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua, trong giai đoạn tới mô hình phát triển của thành phố theo theo hướng tập trung-đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15km và 4 cực phát triển. Trong đó khu đô thị trung tâm thành phố là trung tâm hiện hữu với 930ha và khu đô thị mới Thủ Thiêm (737ha). Các phân vùng phát triển sẽ được phân thành: vùng phát triển đô thị; vùng phát triển công nghiệp; vùng sinh thái, du lịch; vùng nông nghiệp kết hợp vành đai sinh thái; các khu dân cư nông thôn; vùng bảo tồn thiên nhiên…
Để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra, bản quy hoạch cũng đã đưa ra 8 nhóm giải pháp chủ yếu bao gồm: Giải pháp huy động các nguồn đầu tư; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp khoa học công nghệ; Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường; Tăng cường hợp tác với các địa địa phương trong nước; Mở rộng hợp tác quốc tế; Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước và Tổ chức thực hiện quy hoạch.
Trước khi thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2025, tại kỳ họp đã có 13 đại biểu góp ý cho bản dự thảo quy hoạch tổng thể, các đại biểu đã đánh giá cao bản quy hoạch, tuy nhiên một số đại biểu băn khoăn việc phải có sự giám sát chặt chẽ khi thực hiện quy hoạch, nhất là việc thông tin đến người dân về quy hoạch; đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay là rất cần thợ lành nghề.
Riêng vấn đề cấp nước, nhiều đại biểu cho rằng thực trạng thất thoát nước quá lớn (40%) như hiện nay, trong quy hoạch cần đưa vấn đề cấp bách là giảm thất thoát nước, sử dụng nguồn nước hiệu quả hơn là tập trung tăng tổng công suất cấp nước.
Đặc biệt, vấn đề cấp nước sạch cho vùng ngoại thành, nông thôn, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố cho rằng, với mục tiêu như quy hoạch đề ra là đến năm 2025 có 100% dân nông thôn được cấp nước từ các “nguồn nước hợp vệ sinh” khác là không hợp lý, ở đây phải đưa ra được con số cụ thể về người dân sống ở vùng nông thôn được sử dụng nước sạch.
Vì vậy, tại nghị quyết thông qua quy hoạch, Hội đồng Nhân dân đã đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố sửa lại mục tiêu, để đến năm 2015 tỷ lệ hộ dân đô thị được sử dụng nước sạch đạt 98%, bao gồm các quận, thị trấn, huyện và các khu vực dân cư tập trung; đến 2020 tỷ lệ hộ dân đô thị và hộ dân nông thôn tập trung được cấp nước sạch 100%, đến 2025 thì 100% dân số đô thị và các vùng dân cư tập trung được cấp nước từ hệ thống cấp nước chính của Thành phố, chỉ tiêu nước sinh hoạt đạt 180 lít/người/ngày…/.
Theo Liên Phương (TTXVN)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh