Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 27/04/2012 - 09:13
(Thanh tra)- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 chỉ tăng 0,05% so với tháng trước. Đây là tháng lạm phát giảm thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Tuy nhiên, cùng chiều với đà giảm lạm phát trong nhiều tháng nay thì dấu hiệu suy giảm kinh tế đang gia tăng đáng lo ngại.
*Khó đạt được tăng trưởng.
Nhận định về CPI tháng 4, các chuyên gia phân tích con số này thấp hơn đáng kể so với chỉ số CPI tháng 3 (0,16%) và là mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua (kể từ tháng 3/2009). Mức tăng CPI cao nhất trong tháng này là nhóm giao thông do tác động từ tăng giá xăng dầu (chỉ số giá của các dịch vụ giao thông - vận tải tăng 2,67%) và giáo dục do tăng thu các loại phí, học phí. Còn lại các nhóm khác đều giảm, đặc biệt giá lương thực, thực phẩm giảm mạnh nhất (lương thực giảm tới 1,69%, thực phẩm giảm 0,87%) chủ yếu do giá thế giới và sức mua trong nước giảm đã kéo CPI tháng 4 giảm nhanh so với tháng 3.
Như vậy, CPI trong quý I và tháng 4/2012 đã giảm dần và có tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước.
Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tài chính, cùng với lãi suất ngân hàng (NH) quá cao, các chi phí đầu vào sản xuất, lưu thông (điện, xăng dầu, than, các loại phí…) liên tục tăng đã dẫn đến nhiều tác động trái chiều và gia tăng dấu hiệu suy giảm kinh tế. Trước hết là nhu cầu tiêu dùng, sức mua của người dân giảm sút nhanh do phải tiết kiệm chi tiêu, khả năng thanh toán từ đó cũng sụt giảm. Doanh nghiệp thua lỗ, nợ nần, phá sản do hàng hóa không tiêu thụ được, ứ đọng ngày càng nhiều, mất khả năng thanh khoản, quay vòng vốn. Do vậy, GDP quý I chỉ tăng trưởng ở mức 4% thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây (quý I/2010 tăng 5,84%, quý I/2011 tăng 5,57%). Mức tăng này được các chuyên gia kinh tế chỉ ra là thấp hơn dự kiến của Chính phủ 5 - 6% và khó đạt mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% của cả năm 2012.
Lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH giảm mạnh với -1,96% trong quý I/2012; tổng phương tiện thanh toán tính đến 26/3/2012 chỉ nhích nhẹ khoảng 1,06% so với cuối năm 2011.
Các chỉ số kinh tế khác cũng giảm sút đáng quan ngại. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2012 tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2011, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm qua (quý I/2011 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2010). Trong đó, 18/32 mặt hàng chủ yếu của ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng giảm, báo động năng lực sản xuất đang suy giảm. Trong khi đó, chỉ số tồn kho của ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao đột biến. Đến cuối tháng 3/2012 tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi đó, chỉ số tiêu thụ chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ.
Dù quý I/2012 xuất siêu đạt 220 triệu USD có tác động tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá nhưng kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2011, giảm mạnh so với mức tăng cùng kỳ năm trước (23,8%) là điều đáng lo ngại về sự suy giảm năng lực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Lãi suất huy động đã giảm, thanh khoản của một số NH đã cải thiện đáng kể so với năm 2011 thể hiện qua thị trường liên NH đã bớt căng thẳng thời gian gần đây. Dù vậy, lãi suất cho vay vẫn còn cao, tổng dư nợ tín dụng trong quý I/2012 tăng trưởng âm đã tác động mạnh đến 2 mục tiêu: Tích cực đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát nhưng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và yêu cầu tăng trưởng hợp lý. Trong khi đó, sức ép về tăng giá một số hàng hóa nhất là điện, than, xăng dầu là mặt hàng chủ lực đầu vào của sản xuất vẫn đang “ẩn, hiện”, cùng với việc tăng thu nhiều loại phí tới đây (như viện phí, phí giao thông, học phí…) sẽ càng khó để các doanh nghiệp phục hồi trở lại cũng như tăng sức mua của người dân (dù một bộ phận được tăng lương từ ngày 1/5/2012).
Nhìn từ mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, các chuyên gia cho rằng, việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ thận trọng nhưng cần linh hoạt mới bảo đảm được tăng trưởng hợp lý, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế và ổn định, an sinh xã hội. Chủ trương tái cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, gỡ khó cho doanh nghiệp về vốn, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay và cho vay tiêu dùng hợp lý cùng với giảm, giãn thuế các loại… đã có, nhưng cần chỉ đạo, triển khai thực hiện khẩn trương, tích cực và cụ thể để tiếp sức cho doanh nghiệp vượt lên.
Quan trọng là, ưu tiên lấy lại niềm tin, qua đó huy động được nguồn lực lớn của dân vào phát triển kinh tế đất nước, an sinh xã hội. Để đạt được mục tiêu này, cần kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tăng giá các mặt hàng quan trọng đầu vào của sản xuất, kinh doanh. Tăng cường chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong đầu tư công, quản lý và sử dụng tài nguyên (đất đai, khoáng sản…) cũng như có biện pháp kiên quyết, hữu hiệu thu hồi được tài sản, tiền vốn bị thất thoát do tham nhũng về cho Nhà nước để hạn chế phát sinh tăng thu các loại phí.
Hà Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số toàn thị trường ô tô của các đơn vị thành viên trong tháng 11/2024 đạt 44.200 xe, tăng 14% so với tháng 10/2024 (38.761 xe) và tăng 58% so với tháng 11/2023 (27.953 xe). Đây là mức doanh số cao nhất kể từ đầu năm.
Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính