Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng tốc về đích hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022

Trần Lê

Thứ năm, 20/10/2022 - 21:48

(Thanh tra) – Những con số ấn tượng trong 9 tháng đầu năm 2022 của tỉnh Thanh Hóa đã nói lên toàn bộ những đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Điển hình như, thu ngân sách ước đạt gần 40 nghìn tỷ đồng, đạt cao nhất từ trước đến nay, chi ngân sách ước đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng và GRDP đứng thứ 6 cả nước… làm nức lòng nhân dân trong tỉnh.

Toàn cảnh Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 17, khóa XIX. Ảnh: TL

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, trong 9 tháng năm 2022, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thanh Hóa ước đạt 14,24%, đứng thứ 6/63 tỉnh, thành trong cả nước; trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,23%; công nghiệp - xây dựng tăng 18,2%; dịch vụ 11,86%... Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đã vượt cao, ước đạt 39.325 tỷ đồng, bằng 133% dự toán, tăng 56% so với cùng kỳ và đạt cao nhất từ trước đến nay.

Hầu hết các lĩnh vực thu đều tăng, một số khoản thu tăng cao như thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 69%, thuế bảo vệ môi trường tăng 42%, thu tiền sử dụng đất tăng 76%. Chi ngân sách 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 27.116 tỷ đồng, bằng 72% dự toán và tăng 7% so với cùng kỳ.

Về công nghiệp trong 9 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 16,03%, có 19/26 sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ. Trong ngành dịch vụ, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ 9 tháng ước đạt 127.805 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ, giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng 11,7%; tổng lượng khách du lịch gấp 3,3 lần, tổng thu du lịch ước đạt 19.075 tỷ đồng, bằng 106,4% kế hoạch, gấp 4,1 lần.

Huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 103.340 tỷ đồng, bằng 71,3% kế hoạch, tăng 2,6% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh đã thu hút được 51 dự án đầu tư trực tiếp (4 dự án FDI), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 4.386 tỷ đồng và 41 triệu USD. Hoạt động đầu tư công đến ngày 15/9 giá trị khối lượng thực hiện các dự án đầu tư công đạt 5.332 tỷ đồng, bằng 48,4% kế hoạch; giải ngân đạt 6.189 tỷ đồng, bằng 56,2% kế hoạch.

Đến thời điểm này Thanh Hóa có 2.179 lao động tại 110 doanh nghiệp được hỗ trợ tiền thuê nhà với kinh phí khoảng 3,2 tỷ đồng; có 6.141 đối tượng được vay vốn các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội với số tiền 302,2 tỷ đồng; đã thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền là 743,9 tỷ đồng; có khoảng 62,7 nghìn khách hàng vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội được hỗ trợ lãi suất 2% với tổng số tiền vay khoảng 3.210 tỷ đồng.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tiến bộ; giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao đạt nhiều kết quả nổi bật; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, đời sống Nhân dân không ngừng được nâng lên. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; nhiều vụ việc, vấn đề phức tạp, kéo dài đã và đang được tập trung chỉ đạo giải quyết. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới; đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong Nhân dân được tăng cường. Những kết quả đạt được nêu trên, tiếp tục nhân lên niềm tự hào, củng cố niềm tin, tạo ra khí thế mới, động lực mới đưa Thanh Hóa lên tầm cao mới.

Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: TL

Tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 17, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Những kết quả đạt được trong 9 tháng năm 2022 là rất đáng trân trọng. Nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022 và định hướng mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa bước vào năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025, với nhiều thời cơ, thuận lợi, đan xen không ít khó khăn, thách thức.

Việc Thanh Hóa, được Bộ Chính trị đồng ý ban hành Nghị quyết 58 "Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" và Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa, là sự cụ thể hóa của việc dám nghĩ, dám làm, để tạo đột phá, xung lực mới cho Thanh Hóa phát triển. Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.

Để tăng tốc 3 tháng còn lại của năm 2022 đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thanh Hóa đang nỗ lực hết mình. Điều này cũng được ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy nêu rõ: Để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2022, nhiệm vụ của quý IV, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, đơn vị, địa phương cần phải tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, tuyệt đối không được chủ quan, không được thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đã đạt được, mà phải chủ động, sáng tạo, quyết tâm cao, nỗ lực lớn để triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ và chương trình, kế hoạch đã đề ra trong năm 2022.

Tin rằng, với sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn Đảng bộ cùng với sự cố gắng nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Thanh Hóa nhất định sẽ hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm