Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 10/03/2011 - 07:51
(Thanh tra)- SAU MỘT THỜI GIAN TẠO CƠ CHẾ THOÁNG VỀ TÍN DỤNG NGOẠI TỆ, NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (NHNN) ĐANG XIẾT LẠI HOẠT ĐỘNG NÀY ĐỐI VỚI CÁC NH THƯƠNG MẠI (TM). ĐIỀU NÀY KHÔNG CHỈ NHẰM ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI, TRÁNH MÉO MÓ CƠ CẤU TÍN DỤNG MÀ CÒN GIÚP THỰC HIỆN MỤC TIÊU KIỀM CHẾ NHẬP SIÊU THEO NGHỊ QUYẾT 11 CỦA CHÍNH PHỦ.
Năm 2010, có doanh nghiệp lỗ hàng trăm tỷ đồng do tỷ giá lên.
“Chốt chặn” từ NH
Theo báo cáo mới nhất của NHNN, năm 2010 tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 29,81%; trong đó tín dụng VND tăng 25,3%, tín dụng ngoại tệ tăng tới 49,3%. Nếu trừ hư số do tỷ giá và giá vàng tăng thì tốc độ tăng trưởng năm ngoái là 27,6%, trong đó tín dụng VND tăng 25,3%, tín dụng ngoại tệ tăng 37,7%. 2 tháng đầu năm 2011, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cũng tăng khá cao dù tính hư số tăng tỷ giá đến 9,13%. Có thể thấy, nhu cầu vay ngoại tệ tăng xuất phát từ chênh lệch lãi suất vay vốn cao giữa VND với USD. Bên cạnh đó, cuối năm 2009 NHNN mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu. Từ đầu năm 2010, NHNN còn quyết định giảm khá mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc đẩy mạnh tín dụng ngoại tệ. Có những thời điểm tỷ giá căng thẳng, các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu (NK) khó mua ngoại tệ đã chuyển sang vay ngoại tệ để thanh toán cho đối tác. Hệ quả là, đã tạo nên một cuộc đua huy động lãi suất USD kéo dài cho đến nay.
Theo nhiều chuyên gia, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, việc kiềm chế nhập siêu sẽ khó khăn hơn. Ngoài một số DN xuất khẩu vay ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh thì vẫn có một số DN NK, dù không có nguồn ngoại tệ tương lai để trả nợ, vẫn vay ngoại tệ để NK các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu. Năm ngoái NHNN đã rất nhiều lần yêu cầu các NHTM phải kiểm soát chặt cho vay và bán ngoại tệ thanh toán NK các mặt hàng thuộc danh mục các mặt hàng NK không thiết yếu mà Bộ Công thương quy định. Tuy nhiên, thực tế NHNN cũng chỉ có thể kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, chứ rất khó có thể theo dõi và xử lý mạnh tay đối với việc các NHTM cho vay hoặc bán ngoại tệ để NK các mặt hàng xa xỉ. Vì thế, ngoài việc siết đầu tư công, hạn chế NK máy móc thiết bị, việc chốt chặn, manh tay với tăng trưởng tín dụng ngoại tệ ở các NHTM là cần thiết. Theo đó, NHNN cần có hành lang pháp lý xử phạt nghiêm đối với các NHTM nào vi phạm trong việc cho vay NK các mặt hàng xa xỉ nhằm góp phần giảm tình trạng nhập siêu triền miên ở nước ta.
Thu hẹp đối tượng cho vay
Chỉ thị 01 của NHNN vừa ban hành thể hiện sự quyết tâm ghìm cương đối với tín dụng ngoại tệ. Cụ thể, NHNN cho biết sẽ sửa đổi cơ chế cho vay ngoại tệ để kiểm soát tốc độ cho vay ngoại tệ khoảng 20% trên nguyên tắc chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và DN có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động của mình. NHNN cũng sẽ tăng cường kiểm soát sự dịch chuyển tín dụng từ VND sang ngoại tệ. Theo đó, đối với DN xuất khẩu có khả năng tái tạo ngoại tệ có thể được vay ngoại tệ, nhưng NHNN sẽ cân nhắc việc cho vay ngắn hạn hay trung hạn. Còn, đối với DN NK chỉ được vay ngoại tệ khi chứng minh được khả năng có ngoại tệ để trả nợ (như mua ngoại tệ của NH cho vay, NH khác hoặc các nguồn ngoại tệ hợp pháp khác). “Sẽ không để tồn tại tình trạng DN vay ngoại tệ nhập hàng bừa phứa khi đến hạn trả nợ lại đi “vét” ngoại tệ trên thị trường tự do. Các NHTM phải nghiêm túc thực hiện cho vay theo danh mục mặt hàng do Bộ Công thương quy định. Nếu NHTM nào vi phạm, NHNN sẽ xử lý nghiêm”, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng vụ Chính sách Tiền tệ nhấn mạnh.
Đồng tình với chủ trương này, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho biết, trong năm nay sẽ kiểm soát chặt chẽ cho vay NK, chỉ cho vay phục vụ NK đối với nhóm mặt hàng thiết yếu, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng NK. Đối với các mặt hàng bảo đảm cân đối nhu cầu của nền kinh tế, khách hàng phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng tạo nguồn ngoại tệ. Điều đáng nói là, các DN vay nợ bằng ngoại tệ, có thể lợi trước mắt nhưng đang tích lũy rủi ro cho mình và NH. Trong báo cáo tài chính năm 2010 vừa công bố, có DN lỗ tới hàng trăm tỷ đồng do tỷ giá lên. Ngoài ra, nếu tỷ trọng dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ cao sẽ dẫn đến kỳ vọng về mất giá VND cao hơn nhiều so với bình thường. Vì vậy, hạn chế tín dụng ngoại tệ là điều cấp thiết trong năm nay.
Thanh Thiên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Kể từ khi ra mắt thị trường, VinFast VF 8 luôn được đánh giá là mẫu D-SUV đáng tiền bậc nhất phân khúc khi mang đến cho người dùng những trải nghiệm đắt giá nhờ tích hợp hàng loạt công nghệ và tiện nghi đỉnh cao. Trong mùa mua sắm cuối năm nay, sức hút của “vua phân khúc” tiếp tục được tăng cao nhờ loạt ưu đãi lớn từ hãng xe Việt.
TC
10:53 14/12/2024(Thanh tra) - Prife International – Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp vừa vinh dự nhận 4 giải thưởng “Rising Star Sales Revenue – Rising Star Company Of The Year – Rising Star Product Of The Year – Rising Star International Growth” do Hiệp hội bán hàng trực tiếp MDDA Malaysia bình chọn năm 2024.
Liên Hương
10:25 14/12/2024Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền