Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quyết liệt với nạn chuyển giá

Thứ sáu, 17/05/2013 - 08:51

(Thanh tra)- Buôn bán, sản xuất, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng… là một trong nhưng hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù đã được các cơ quan chức năng vào cuộc, song hành vi này vẫn diễn biến phức tạp, thậm chí có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, một số vụ vi phạm nghiêm trọng được phát hiện, chỉ bị xử lý hành chính.

Buôn lậu là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Ảnh: Trần Quý

Ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường, Bộ Công thương, cho biết, tính đến hết quý I/2013, Cục đã phát hiện và xử lý 3.115 vụ buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý vi phạm hành chính trên 13 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm gần 14 tỷ đồng. Tuy đạt được những kết quả khả quan nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của Chính phủ và Ban Chỉ đạo 127 T.Ư. “Vụ phát hiện doanh nghiệp (DN) FDI, Công ty TNHH Luyện Luân Hưng (Công ty Shen Cheng được dịch là Thần Sâm) 100% vốn Đài Loan sản xuất linh kiện xe máy giả với số lượng lớn trong một thời gian dài, song cũng chỉ bị xử phạt hành chính”, ông Hùng nói. 

Hiện tượng chuyển giá của một số DN có vốn FDI gần đây đã được phanh phui, song mức độ xử lý còn nhẹ. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới Phát triển DN, lỗ phát sinh trong năm 2012 của một số DN FDI là 2.253 tỷ đồng. Trong đó, hơn 10 đơn vị có lỗ lũy kế kéo dài trong nhiều năm. Nghịch lý là, một số DN FDI dù báo lỗ nhưng vẫn mở rộng quy mô hoạt động và đầu tư vào các dự án mới với số vốn không nhỏ. Điều này không những làm thất thu thuế thu nhập DN mà còn tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường khiến nhiều DN trong nước điêu đứng.

Trong năm 2012, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý 13.101 vụ hàng giả, kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xử phạt vi phạm hành chính 53.833.971.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 27.429.949.000 đồng.


Đơn cử, Coca Cola đã có 20 năm hoạt động tại Việt Nam, nhưng liên tục báo lỗ mà vẫn mở rộng đầu tư. Sau khi các cơ quan chức năng vào cuộc đã phát hiện Cty có dấu hiệu chuyển giá. Thế nhưng, hình thức xử lý chỉ ở mức “tượng trưng”. Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thẳng thắn đặt vấn đề: Việc Cty Coca Cola chuyển giá mà pháp luật không thể can thiệp giải quyết được là bất lực. Bất lực từ cơ chế, bất lực từ hệ thống pháp luật của chúng ta. “Tôi đọc những câu trả lời của các nhà quản lý của Coca Cola nói cứ như họ nói với trẻ con ấy mà chúng ta vẫn cảm thấy không vướng về trách nhiệm. Họ nói rằng, chúng tôi cảm thấy thị trường Việt Nam là nơi tiềm năng, cảm thấy triển vọng rất to lớn nên lỗ mấy chúng tôi cũng bám lấy thị trường này”, ông Quốc nói.

Theo ông Nguyễn Khánh Toàn, thành viên Tổ Quản lý thuế đối với hoạt động chống chuyển giá, Tổng cục Thuế, DN nước ngoài sản xuất với chi phí 10 USD nhưng chỉ bán 8 USD, dẫn đến DN trong nước không cạnh tranh nổi. Bán thấp hơn giá thành cũng khiến DN nước ngoài có cớ khai báo thua lỗ để không phải nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước. Theo số liệu thống kê năm 2009, có tới 56% DN FDI hoạt động tại Việt Nam kê khai lỗ. Tuy vậy, quá trình xử lý DN nước ngoài chuyển giá vẫn còn hạn chế vì "dấu hiệu chuyển giá rất dễ nhận thấy nhưng chứng minh là rất khó", ông Toàn nhấn mạnh.

Hiện nay, các DN đang mở rộng thương hiệu bằng hình thức quảng cáo. Một thực tế không thể phủ nhận là dạng quảng cáo kiểu “dìm” nhau đang ngày một phát triển. 

GS.TS Nguyễn Lân Dũng cho biết, rất phi lý khi nhiều DN sản xuất nước đóng chai trên thị trường quảng cáo là sản xuất theo công nghệ Hoa Kỳ hay khử trùng bằng tia tử ngoại. “Tôi không hiểu công nghệ Hoa Kỳ, tia tử ngoại là gì? Với kinh nghiệm ngành Hóa - Sinh, tôi khẳng định: Tia tử ngoại chỉ khử trùng được mực nước thấp, nhỏ. Với quy trình sản xuất dây chuyền, công nghệ Hoa Kỳ cũng không tác dụng”, ông Dũng nói.

Với thông tin “nước mắm không có vi khuẩn” (nghĩa là nước mắm khác có vi khuẩn), chuyên gia Hóa - Sinh, GS.TS Nguyễn Lân Dũng khẳng định: Trong môi trường nhiều muối, nước mắm không bao giờ có vi khuẩn sống.

Để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại cho rằng, cạnh tranh là một trong những nguyên tắc quan trọng của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) nên tổ chức này đã đề ra các hiệp định như: Chống trợ cấp, chống bán phá giá, tự vệ thương mại… nhằm xử phạt những trường hợp vi phạm.

Hiện nay, đa số DN FDI làm ăn chân chính, tuân thủ pháp luật, nhưng vẫn còn không ít DN dùng thủ thuật chuyển giá và không thực hiện đầy đủ chính sách thuế của Nhà nước. Do vậy, ông Tự đề xuất các cơ quan chức năng nghiên cứu và sửa đổi văn bản pháp luật không đáp ứng được yêu cầu; hoàn chỉnh các hàng rào kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế bảo vệ sản xuất cũng như tăng cường năng lực của các hội ngành hàng để phát hiện và kiến nghị với các cơ quan quản lý những biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

Đối với người tiêu dùng, cần nêu cao cảnh giác và nói không với các mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trốn thuế... Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng phanh phui những mặt hàng kém chất lượng, hàng giả.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024
Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.

Trần Quý

18:29 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm