Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 03/01/2011 - 11:00
(Thanh tra)-Từ 01/01/2011, tất cả doanh nghiệp (DN) đang hoạt động chính thức được trao quyền tự in hoá đơn VAT. Như vậy là sau hơn 10 năm thực thi Luật thuế VAT, đây là một bước tiến mới trong cải cách hành chính về thuế với một ý thức chủ quan tiến bộ. Tuy nhiên đã có không ít những ghi nhận từ cộng đồng, rằng đây là một quyền tự chủ nhiều lo lắng
Trao quyền tự chủ
Với quy định mới này, DN được trao quyền tự chủ trong thiết kế, in ấn, phát hành hóa đơn. Ngoài các tiêu chí bắt buộc cần đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định của cơ quan thuế, DN cũng được phép thiết kế thêm những tiêu chí phụ như logo, thương hiệu của mình trên tờ hoá đơn,… nhằm phục vụ tốt cho việc kinh doanh.
Hóa đơn trước khi sử dụng chỉ cần gửi thông báo phát hành kèm mẫu hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 5 ngày trước khi bắt đầu sử dụng và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký thông báo phát hành.
Ngoài ra, tùy thuộc quy mô, đặc điểm hoạt động, DN có thể chọn một hay nhiều hình thức như tem chống giả, kỹ thuật in, giấy, mực đặc biệt, đưa ký hiệu riêng vào từng đợt in hoặc đợt phát hành hóa đơn. Phần ký hiệu mật này DN không cần phải thông báo cho cơ quan thuế nhưng là căn cứ để DN bảo vệ mình khi phát hiện trường hợp giả mạo hóa đơn.
Theo ông Cao Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế, việc xoá bỏ “bao cấp hóa đơn cho DN” cũng như cơ chế xin cho khi mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành là một bước tiến mới trong việc trao quyền tự chủ cho DN.
Khó khăn mới
Thăm dò ý kiến một số DN tại Tp. HCM, ghi nhận ban đầu phấn khởi với chủ trương này, bởi họ sẽ tiết kiệm hàng chục giờ lao động mất cho việc giao dịch với cơ quan thuế theo cơ chế bỏ “bao cấp hóa đơn” trước đây. Tuy nhiên, qua thực tế hiện nay khi được trao quyền tự in hoặc đặt in hóa đơn để sử dụng, thời gian tiêu tốn có khi tăng lên gấp nhiều lần.
Tính riêng tại Tp. HCM với hơn 120 ngàn DN đang hoạt động, và tốc độ “khai sinh” mới hơn 100 DN mỗi ngày, trong lúc chỉ có hơn 40 DN ngành in đủ điều kiện nhận in hóa đơn theo quy định tại Thông tư 153, mà thời hiệu của thông tư thì đã rất gần. Nhiều DN xếp hàng gần tháng vẫn chưa thể ký được hợp đồng in hoá đơn. Cơ chế “xin cho” trong bao cấp hóa đơn đang biến thành cơ chế “chầu chực” trong tự chủ in hoá đơn. Nhiều DN cho rằng khó có thể hoàn tất in ấn và phát hành để đưa hóa đơn vào sử dụng đúng ngày 01/01/2011. Và kiến nghị cơ quan Thuế kéo dài thời gian bán hóa đơn cho DN đến hết ngày 31/3/2011.
Mặt khác, theo cơ chế bao cấp hóa đơn trước đây, một DN quy mô vừa và nhỏ khó lòng xin mua được hai quyển hoá đơn/lần (nhằm tiết kiệm thời gian giao dịch với cơ quan thuế), để hạn chế tình trạng mua bán hoá đơn khống, gây thất thu ngân sách, thì nay có khi đặt in đến chục quyển hoá đơn chưa chắc dễ tìm được hợp đồng in để kịp có hoá đơn sử dụng theo quy định mới.
Và lo lắng
Một viên chức từ Cục thuế Tp. HCM tỏ ra lạc quan với chủ trương DN tự chủ hoá đơn. Ý tưởng lạc quan này xuất phát từ tư tưởng xã hội hoá công tác chống lậu thuế. Khi DN tự chủ và tự quản lý hoá đơn của mình, họ sẽ có trách hiệm hơn trong các quan hệ kinh doanh bằng cách tích cực kiểm tra tính hợp pháp của các hoá đơn đầu vào, đầu ra,… Lạc quan này theo chúng tôi có yếu tố tích cực nhưng chưa trọn vẹn.
Nếu như trước đây để hạn chế tình trạng mua bán hoá đơn khống, gây thất thu ngân sách, các DN nhỏ khó mà xin mua được hơn hai quyển hoá đơn/lần, thì nay cùng lúc họ có thể phát hành gấp nhiều lần số quyển hoá đơn tự in. Không ai có thể đảm bảo là họ không thể bán hoá đơn khống (cho dù là hoá đơn của họ tự in). Thông tin này đang cho thấy hãy còn đấy một “lỗ hổng” cho việc chống thất thu ngân sách.
Cần nhớ rằng, bản chất của thuế VAT là sắc thuế gián thu, DN chỉ là người thu hộ số tiền thuế cho ngân sách qua từng giao dịch phát sinh. Nói vậy để thấy rằng, việc chống lậu thuế không thể giao hết trách nhiệm cho DN.
Sẽ và vẫn luôn tồn tại hai bất ổn:
(1) Trường hợp giao dịch giữa DN – DN: Bán hoặc xuất hoá đơn rồi ôm luôn tiền thuế bỏ trốn hoặc tiếp tục hoạt động với danh nghĩa mà cơ quan thuế hay gọi là… DN “ma”. Trong trường hợp này, theo Giám đốc Trung tâm Tích hợp và Lưu trữ thông tin người nộp thuế - Cục thuế Tp. HCM Dương Thế Quang thì, qua hơn 10 năm thực thi Luật thuế VAT, ngành thuế cũng có đủ kinh nghiệm trong hạn chế thất thoát ngân sách thuế dạng này. Và tình trạng DN ma đang ngày một giảm dần. (2) Trường hợp giao dịch giữa DN – các đơn vị sử dụng vốn ngân sách: DN vẫn có thể bán khống hoặc xuất nâng giá trên hoá đơn cho các Chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách. Nhiều chuyên gia về quản lý thu thuế thừa nhận trường hợp này rất dễ xảy ra thất thoát nguồn vốn ngân sách. Hành vi này đang là một thực trạng gian lận phổ biến hiện nay. Bởi theo Luật quản lý thuế, cơ quan thuế chỉ quản lý các quan hệ giao dịch giữa DN với DN. Trong lúc quan hệ giao dịch giữa DN với các đơn vị sử dụng vốn ngân sách đang thuộc quyền kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước, mà Kho bạc Nhà nước lại không có chức năng kiểm tra kiểm soát hoá đơn. Không loại trừ một số chủ đầu tư (sử dụng vốn ngân sách) sẽ “đẻ” ra DN sân sau để xuất hóa đơn cho công trình, đến lúc hoàn công hay kết thúc công trình thì giải tán các DN sân sau này. Trường hợp này vừa gây thất thu ngân sách thuế, vừa là tác nhân trực tiếp tạo ra tham nhũng, rút ruột ngân sách.
Đặt câu hỏi: Hạn chế tối đa trường hợp này ra sao? Một viên chức thuế cho biết, Luật quản lý ngân sách cần bổ sung quy định phối hợp giữa Kho bạc Nhà nước với cơ quan thuế trong công tác duyệt chứng từ chi ngân sách. Có vậy sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất thoát ngân sách, góp phần đẩy lùi tham nhũng.
Tấn Lộc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh