Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ tư, 04/09/2024 - 09:48
(Thanh tra) - Với quyết tâm cùng chung tay trong việc gỡ “thẻ vàng” cho thuỷ sản, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để khắc phục, xử lý tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) trên vùng biển của tỉnh. Đồng thời, tập trung bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản một cách bền vững…
Đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh kiểm tra việc chấp hành các quy định về thủy sản đối với tàu cá hoạt động trên vùng biển của tỉnh. Ảnh: Nguyễn Thanh
Không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý
Tháng 10/2017, Uỷ ban châu Âu (EC) có thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm hải sản khai thác xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU… Nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết, chỉ thị chuyên đề về phát triển thủy sản và phòng, chống khai thác IUU; thành lập, ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU cấp tỉnh…
Đặc biệt, ngày 30/12/2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 227/KH-UBND về thực hiện công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và chống khai thác IUU.
Ngoài ra, chủ động ban hành và triển khai 13 văn bản quy định về quản lý, phân công, phân cấp, xử lý tang vật vi phạm, công tác bảo vệ nguồn lợi, thiết lập thành lập các điểm kiểm tra, kiểm soát tàu cá, sản lượng thủy sản khai thác; chỉ đạo xây dựng và ban hành quy định khung pháp lý, quy trình đăng ký tàu “3 không”…
Theo thống kê, đến cuối tháng 7/2024, tỉnh Quảng Ninh có 5.556 tàu cá. Trong đó, tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 6m do cấp xã thống kê, quản lý là 1.309 tàu, chiếm 23,56% tổng số tàu; tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m do cấp huyện quản lý là 3.517 tàu, chiếm 63,3% tổng số tàu.
Tàu cá từ 12m trở lên do cấp tỉnh quản lý là 730 tàu. Cụ thể, tàu từ 12m đến dưới 15m là 472 tàu, chiếm 8,5% tổng số tàu; trong đó, đã đăng ký chính thức, ký cam kết an toàn thực phẩm, đánh đấu, kẻ vẽ số đăng ký 467/472 tàu, đạt 98,94%, 5 tàu đang hoàn thiện hồ sơ để thực hiện đăng ký.
Tàu từ 15m trở lên là 258 tàu, chiếm 4,64% tổng số tàu; trong đó, đã đăng ký, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, đánh đấu, kẻ vẽ số đăng ký chính thức 258/258 tàu. Đến nay, không có tàu cá của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý.
Về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS), đến ngày 30/6/2024, toàn tỉnh Quảng Ninh có 256/256 tàu cá từ 15m trở lên đã thực hiện, đạt 100%.
Để quản lý chặt chẽ tàu cá, hàng ngày, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh thực hiện trích xuất thông tin tàu cá mất tín hiệu kết nối VMS ngoài khơi, thông báo đến các đơn vị có liên quan và hướng dẫn, hỗ trợ chủ tàu cá khắc phục mất tín hiệu kết nối VMS.
Đồng thời, hàng tuần, lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU và mất kết nối ngoài khơi trên 10 ngày gửi Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, UBND các địa phương trong tỉnh và các tỉnh, TP ven biển để nắm bắt, phối hợp, kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định…
Ngoài ra, Quảng Ninh cũng thực hiện tốt việc kiểm soát tàu cá và sản lượng hải sản khai thác cập cảng, rời cảng. 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã kê khai, kiểm soát được 31.833,4/38.820,2 tấn thuỷ sản khai thác, đạt 82,0%. So với cùng kỳ năm 2023, tỷ lệ kiểm soát sản lượng tăng 70,1%.
Giảm khai thác, tăng nuôi biển và bảo tồn nguồn lợi biển
Triển khai Quyết định số 389, ngày 9/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về “Pphê duyệt quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, tỉnh Quảng Ninh chú trọng tư tưởng xuyên suốt của quy hoạch là: Giảm khai thác, tăng nuôi biển và bảo tồn nguồn lợi biển. Trong đó, tỉnh có kế hoạch tổ chức lại khai thác thuỷ sản.
Cụ thể, tập trung cơ cấu lại đội tàu khai thác thuỷ sản theo hướng giảm nhanh, bền vững đội tàu cá hoạt động tại vùng ven bờ, phát triển hợp lý và hiện đại hoá đội tàu vùng lộng, vùng khơi đảm bảo khai thác hợp lý nguồn thuỷ sản và khả năng tự phục hồi nguồn lợi thủy sản.
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ thực hiện giảm từ 5.556 tàu cá xuống 5.200 tàu cá đến năm 2025 và xuống dưới 4.000 tàu đến năm 2030. Hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả đội tàu khai thác xa bờ.
Đồng thời, tổ chức rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhóm tàu, nhóm nghề cần chuyển đổi trong nội bộ nghề khai thác và chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản biển với những giải pháp và mô hình phù hợp; xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn kỹ năng, chuyên môn cho lực lượng lao động cần chuyển đổi nghề và có cơ chế, chính sách khuyến khích hợp lý để người dân tự nguyện tham gia.
Ngoài việc cơ cấu lại đội tàu, nhóm nghề cần chuyển đổi, Quảng Ninh cũng đã quy định 2 vùng cấm khai thác thủy sản, bao gồm: Khu vực di sản thế giới nằm ở trung tâm vịnh Hạ Long; khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và khu phục hồi sinh thái tại Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Đặc biệt, ngoài các nghề mà Trung ương chưa cấm, tỉnh đã triển khai cấm một số nghề theo thẩm quyền như: Nghề cào khai thác nhuyễn thể (ngao, sò...); nghề lờ dây (còn gọi là lồng xếp, lồng bát quái) khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ, các vùng nước tự nhiên thuộc cửa sông và vùng nước nội địa (trừ trường hợp khai thác trong đầm nuôi hoặc trong ao nuôi); nghề lặn dưới mọi hình thức để khai thác thủy sản tự nhiên tại vùng biển ven bờ và vùng lộng; nghề đăng, đáy, nghề te xiệp hoạt động trong vùng biển ven bờ, các vùng cửa sông và vùng nước nội địa…
Đồng thời, quy định các khu vực cấm khai thác có thời hạn như: Quần đảo Cô Tô, cấm từ 1/4 - 30/6 hàng năm; các bãi sá sùng tự nhiên trên địa bàn tỉnh cấm khai thác từ 1/6 - 30/7 dương lịch hàng năm.
Để thúc đẩy gỡ “thẻ vàng” của EU, khắc phục triệt để khai thác IUU và bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, tỉnh Quảng Ninh cũng đã yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt các quy định của Luật Thủy sản năm 2017, các quy định về chống khai thác IUU, nhất là tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ 100% tàu cá đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn các chủ tàu lập hồ sơ đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, cam kết/chứng nhận an toàn thực phẩm, kẻ vẽ biển số đăng ký, đánh dấu tàu cá và cập nhật đầy đủ dữ liệu trên Hệ thống quản lý nghề cá quốc gia (VNFishbase); xử lý dứt điểm đối với tàu cá “3 không” và tàu cá tuyến khơi thường xuyên mất tín hiệu VMS trên biển; thực hiện đúng thủ tục xóa tên tàu cá không đủ điều kiện hoạt động hay đã chuyển nhượng chủ tàu sang địa phương khác…
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, kiên quyết ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá khai thác IUU và bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững. Từ những kết quả tích cực, Quảng Ninh sẽ “chung tay” cùng các tỉnh, TP có biển trong cả nước thực hiện mục tiêu gỡ “thẻ vàng” thuỷ sản trong năm 2024.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình