Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ tư, 15/03/2023 - 16:30
(Thanh tra) - Không chỉ điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với rượu, bia, Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi) bổ sung cả đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB…
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Thanh Thanh
Đánh thuế để chống… béo phì (!?)
Ngày 21/2/2023, Bộ Tài chính đã gửi Văn bản số 1585/BTC-VCS lấy ý kiến về việc lập đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) tới các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); các hiệp hội có doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật, đồng thời đăng tải hồ sơ lấy ý kiến lên website của Bộ Tài chính và Chính phủ.
Nội dung đáng lưu ý của đề xuất lần này là: Bổ sung đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB và tiếp tục điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia.
Tại Hội thảo “Ngành Đồ uống đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) do Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), phối hợp với VCCI tổ chức sáng 15/3, đại diện Tiểu ban Nước giải khát của VBA, ông Đỗ Thái Vương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nước giải khát Suntorry Pepsico Việt Nam đã bày tỏ sự quan ngại về đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB.
“Hiện nay, chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để chứng minh rằng việc áp thuế TTĐB với đồ uống có đường sẽ giúp giảm tình trạng thừa cân béo phì, đặc biệt là trong bối cảnh có rất nhiều loại thực phẩm có chứa đường và hàm lượng calo cao tồn tại trên thị trường…” - ông Đỗ Thái Vương khẳng định.
Thực tiễn tại các quốc gia áp dụng chính sách thuế tương tự cũng chưa cho thấy hiệu quả.
“Tại một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Na Uy, Phần Lan, Mê-hi-cô tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục tăng, sau khi các quốc gia này áp thuế đối với đồ uống có đường. Các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế đã chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân béo phì. Nếu chỉ áp thuế đối với đồ uống có đường thì không chỉ không giúp cho việc giải quyết vấn đề thừa cân béo phì, mà còn tạo ra một chính sách thuế mang tính phân biệt. Bên cạnh đó, chính sách này sẽ ảnh hưởng nặng nề đối với ngành nước giải khát và gây ra những hệ lụy không mong muốn đối với các ngành kinh tế khác có liên quan như ngành Mía đường, bán lẻ, bao bì… cũng như cả nền kinh tế…” - ông Đỗ Thái Vương nói.
Ông Chris Vanloon, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) tại Đà Nẵng cũng thẳng thắn: “Chúng tôi rất quan ngại về đề xuất này vì theo báo cáo của Bộ Tài chính, chỉ có khoảng 1/4 quốc gia trên thế giới áp dụng thuế đối với đồ uống có đường. Đây là một thuật ngữ gây nhầm lẫn, vì các tài liệu khoa học trong chính báo cáo này sử dụng một thuật ngữ khác là “nước giải khát có bổ sung đường”. Như vậy, chúng tôi thấy không có quốc gia nào trong số này chứng minh được hiệu quả của sắc thuế trong việc giảm béo phì và đái tháo đường, trong khi nó gây ra những tác động kinh tế và xã hội lớn đến mức một số quốc gia, chẳng hạn như Đan Mạch, đã rút bỏ loại thuế này…”.
Nếu đề xuất này được thông qua tạo thêm gánh nặng tài chính cho mọi gia đình khi phải chi trả giá cao hơn cho nhiều loại thực phẩm thông thường. Ảnh: Thanh Thanh
“Vơ đũa cả nắm” nhiều sản phẩm thiết yếu?
Theo đề xuất từ tờ trình của Bộ Tài chính, “thức uống đại mạch” là sản phẩm tương tự bia không cồn do có nguyên liệu, quy trình, hình thức, mùi vị giống bia nên cần phải đánh thuế TTĐB.
“Chúng tôi cho rằng cơ sở đề xuất này là rất bất hợp lý, vì các yếu tố giống nhau này không phải là cơ sở pháp lý để áp thuế TTĐB và cũng không phải là cơ sở phù hợp với mục đích của sắc thuế TTĐB là hạn chế hoặc không khuyến khích tiêu dùng những sản phẩm có hại cho sức khỏe. Thực tế chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào kết luận rằng thức uống đại mạch có hại cho sức khỏe…”, ông Đỗ Thái Vương nhấn mạnh.
Đồng thời bày tỏ quan ngại luận điểm này sẽ dẫn đến những hệ lụy mâu thuẫn với chủ trương của Chính phủ khuyến khích các nhà sản xuất phát triển các giải pháp tiên tiến tạo ra những sản phẩm có cồn thấp hoặc không cồn nhằm góp phần giảm tác hại lạm dụng đồ uống có cồn.
Khẳng định hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành không có định nghĩa thế nào là “đồ uống có đường”, Chủ tịch Amcham tại Đà Nẵng cho rằng đề xuất của Bộ Tài chính có thể bao gồm cả nhiều loại sản phẩm là thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống và tốt cho sức khỏe như sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm đặc biệt cho trẻ em, phụ nữ có thai, người già, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm y tế cho người bệnh...
“Việc áp dụng thuế TTĐB đối với các sản phẩm này sẽ tác động tiêu cực đến đời sống của mọi gia đình và sức khỏe của người dân…” - ông Chris Vanloon khẳng định và cho rằng, nếu đề xuất này được thông qua, cả ngành Thực phẩm và Đồ uống, vốn đang chật vật phục hồi sau đại dịch Covid-19, sẽ phải đối mặt thêm gánh nặng tài chính. Nó cũng tạo thêm gánh nặng tài chính cho mọi gia đình khi phải chi trả giá cao hơn cho nhiều loại thực phẩm thông thường, trong thời kỳ lạm phát cao như hiện nay…
“Ngành Đồ uống là một trong những đối tượng chịu tác động trực tiếp, sâu rộng đối với luật thuế TTĐB với những đóng góp hàng chục ngàn tỷ động vào ngân sách Nhà nước ở Trung ương và địa phương. Chúng tôi rất mong Chính phủ và Quốc hội sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng đề xuất này dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để đảm bảo tính công bằng, vì lợi ích của người dân và DN”- Chủ tịch VBA Nguyễn Văn Việt đề nghị…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng