Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phải tăng vốn cho nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập

Thứ sáu, 18/03/2011 - 09:40

(Thanh tra)- Đó là khẳng định của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại hội nghị sơ kết chương trình phát triển sản xuất tại 11 xã thí điểm xây dựng NTM. Giải pháp này được đánh giá là sẽ giúp nông dân có điều kiện tập trung phát triển sản xuất, đồng thời tích cực tham gia vào các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức… để tăng thêm thu nhập ngay trên các xã NTM.

Được chọn làm xã điểm NTM, xã Thụy Hương (Hà Nội) sạch đẹp hơn.

Giúp địa phương tìm phương án phát triển sản xuất

Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Tăng Minh Lộc cho biết: Bộ NN&PTNT đã có sáng kiến giao cho 15 đơn vị của Bộ trực tiếp xuống tư vấn, giúp đỡ các xã điểm xây dựng phương án phát triển sản xuất và tổ chức triển khai trên thực tiễn các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân như: Trường Đại học Nông nghiệp 1 đưa mô hình trồng cây cà chua công nghệ cao vào xã Tân Thịnh (huyện Văn Chấn, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái), Trung tâm Nấm (Viện Di truyền) chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề trồng nấm cho xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên)... Đến tháng 3/2011, đã có 8/11 xã hoàn thiện quy hoạch chi tiết về nông nghiệp. Các địa phương đều đã xây dựng được phương án phát triển sản xuất, tăng nhanh thu nhập cho cư dân.

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: Tập trung vào các thế mạnh của xã sản xuất rau an toàn, hoa lan và nuôi bò sữa, cùng với việc tích cực đầu tư các công trình giao thông thủy lợi để tạo điều kiện tốt cho việc đi lại trao đổi, buôn bán, đến nay, xã Tân Thông Hội đã cơ bản tìm được hướng phát triển sản xuất cho địa phương. Qua đó, cải thiện được thu nhập bình quân lên trên 24,2 triệu đồng/người/năm. Toàn xã không còn nhà dột nát, tạm bợ.

Trong khi đó, xã Tam Phước (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) đã thành công bước đầu bằng rau an toàn chất lượng cao và gạo sạch. Hiện đã có 3 dự án mà doanh nghiệp cam kết hỗ trợ máy móc, vật tư và bao tiêu sản phẩm… góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế lên 57 triệu đồng/ha (tăng 27 triệu đồng/ha so với trước). Đồng thời, cơ giới hóa được trên 60% (tăng 5 lần so với trước), bộ mặt của nông thôn “ngày càng thay da đổi thịt”.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đề nghị Vụ Giáo viên và Cán bộ Quản lý Dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cần tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo nhu cầu và gắn với phát triển kinh tế của 11 xã điểm, gắn với các mô hình khuyến nông, khuyến công theo cách cầm tay chỉ việc để người dân trực tiếp được thực hành kiến thức, kỹ thuật ngay sau khi được học. “Để giúp lao động nông thôn biến ngành nghề được học thành việc làm, thành thu nhập mới thực sự hiệu quả”, ông Cao Đức Phát nhấn mạnh.


Còn, tại xã nghèo Định Hòa (huyện Gò Quao, Kiên Giang), chính quyền đã tập trung xây dựng “cánh đồng 4 tốt” từ vài hộ nay đã nhân rộng trên toàn bộ diện tích của xã, giúp tăng năng suất đến 15% so với trước, góp phần tăng thu nhập cho hầu hết các hộ dân…

Tổ Công tác Giúp việc của Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đánh giá, công tác phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cư dân ở các xã điểm đã chuyển động tích cực và có kết quả rõ rệt. Đến nay, nhiều xã có 3 - 4 mô hình sản xuất có hiệu quả, một số đã hình thành được các sản phẩm hàng hóa lớn, đã mở được 100 lớp dạy nghề cho 7.200 lượt nông dân. Nhìn chung, đã hình thành được một số cách làm, vận dụng cơ chế phù hợp trong thực hiện tiêu chí thu nhập, tỷ lệ lao động được đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp vốn là những tiêu chí khó nhất.

Cần có hướng dẫn cụ thể về phân bổ vốn

Ông Võ Thanh Anh, Chủ tịch UBND xã Tam Phước cho biết, qua 2 năm, nguồn vốn giải ngân cho chương trình NTM được 4 tỷ đồng. Trong khi đó, Ngân hàng NN&PTNT tỉnh đưa ra 4 tiêu chí cho vay phát triển sản xuất mà hầu hết tiêu chí cuối cùng (phải được xếp hạng vào tín nhiệm vay vốn ngân hàng) các hộ không đáp ứng được. Chỉ số ít hộ khá giả vay được 10 - 15 triệu đồng/hộ, còn các hộ trung bình rất khó vay. Thiếu vốn rất khó cho việc phát triển sản xuất. Cùng với đó, nhiều hạng mục xây dựng NTM khác khi vào triển khai cũng lúng túng vì kinh phí.

Tương tự, xã Thanh Chăn được phân bổ 46 tỷ đồng xây dựng NTM, nhưng hiện tại nguồn vốn chưa được giải ngân gây khó khăn cho việc triển khai xây dựng các công trình.

Vì vậy, nhiều địa phương cho rằng, cần có một hướng dẫn cụ thể về việc phân bổ vốn cho các xã hỗ trợ sản xuất. Như vậy, mới hy vọng thúc đẩy được tiến trình xây dựng NTM.

 Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024
Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm