Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nông nghiệp giá trị cao – hướng đi của ngành nông nghiệp

Thứ sáu, 17/06/2011 - 20:47

(Thanh tra) - Hiện nay, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm 2011, 2012, lĩnh vực này đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình tái cấu trúc kinh tế, lạm phát và chi phí tăng, thắt chặt tiền tệ và tín dụng, bất ổn thị trường nông sản quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn ra phức tạp… Hội thảo triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam 2011 do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức ngày 17/6, tại Hà Nội nhằm cung cấp thông tin phân tích và dự báo triển vọng thị trường ngành nông nghiệp.

Sản xuất nông sản xuất khẩu

Khối lượng lớn mà giá trị không caoHiện nay, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm 2011, 2012, lĩnh vực này đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình tái cấu trúc kinh tế, lạm phát và chi phí tăng, thắt chặt tiền tệ và tín dụng, bất ổn thị trường nông sản quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn ra phức tạp… Theo ông Steven Jaffe, chuyên gia của Ngân hàng thế giới, lý do một số mặt hàng của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu vào châu Âu không hề đơn giản. Với cá, đó là nguy cơ nhiễm E.coli, salmonella và listeria, hàm lượng kim loại nặng và chứng nhận an toàn giả. Với các sản phẩm khác, đó là hiện tượng tiêu đen bị mốc, dư lượng aflatoxn trong lạc, vi phạm về dư lượng thuốc trừ sâu trong hoa quả, phụ gia bị cấm trong nước mắm và nước tương, salmonella trong dừa khô. Trên thế giới, năm 2010 đã có nhiều chuyển động trong chiến lược phát triển nông nghiệp ở hầu hết các nước xuất khẩu nông sản mạnh, điển hình là Thái Lan và Mỹ. Chiến lược đầu tư phát triển nông nghiệp của các nước này đang hướng mạnh vào các chương trình phát triển bền vững, tiết kiệm và bảo tồn nguồn lực nội địa, giảm quy mô sản xuất nông nghiệp nội địa, dịch chuyển đầu tư sản xuất nông nghiệp quy mô lớn sang các nước đang phát triển. Châu Phi hiện đang là điểm đến đầu tư nông nghiệp khá sôi động của giới doanh nghiệp Mỹ.Đại biểu tham gia hội thảo đã trao đổi về triển vọng thị trường, vấn đề chính sách và các chương trình phát triển của ngành nông nghiệp và thông tin về những mô hình phát triển bền vững, giá trị cao, có khả năng ứng phó với diễn biến của biến đổi khí hậu, biến động kinh tế, thay đổi chính sách của các quốc gia đối tác trong thương mại và đầu tư nông nghiệp với Việt Nam.Tại Hội thảo, ông Steven Jaffe, chuyên gia của Ngân hàng thế giới nhận định: Nông nghiệp Việt Nam đạt thành tích về khối lượng nhưng thiếu giá trị (sự gia tăng). Những lo ngại chính đối với nông nghiệp là về chất lượng của tăng trưởng: Khối lượng lớn mà giá trị không cao, ít chú ý, khuyến khích chất lượng sản phẩm, phần lớn hàng xuất khẩu bán thấp hơn rất nhiều. Mặt khác, tổn thất sau thu hoạch, giá trị gia tăng thấp, năng suất lao động thấp cũng là những yếu tố rất đáng lo ngại. Tăng trưởng chưa thực sự bền vững do mất đà tăng năng suất, lợi nhuận của nông dân không ổn định, quá nhiều rủi ro và yếu tố bền vững về môi trường (tác động của nuôi trồng thủy sản, khí thải GHG từ trồng lúa…)Hiện tượng hàng xuất khẩu bán “giảm giá” cũng là một hạn chế của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Chất lượng sản phẩm không đều; thương hiệu, chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam ít được nhận biết, tỷ lệ nhỏ sản phẩm đầu ra có chứng nhận quốc tế và một số trường hợp không uy tín trong giao hàng, thực hiện hợp đồng… làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản xuất khẩu Việt Nam.Nông nghiệp giá trị cao – hướng đi tất yếuHiện nay, giá trị gia tăng trên lao động nông nghiệp còn thấp, giá trị gia tăng trên một đơn vị đất đai ở một số nơi còn thấp, lợi nhuận của người nông dân còn hạn chế, tăng trưởng xuất khẩu nông sản cao không tạo ra của cải cho đa số hoặc sự chuyển đổi trong kinh tế nông thôn. Ngành nông nghiệp còn nhiều cơ hội tăng trưởng chưa thành hiện thực: “Mất” doanh thu do xuất khẩu hàng giá thấp (ước tính 700 triệu $). “Mất” doanh thu và việc làm do xuất nguyên liệu thô (như tre, dừa, sắn khô) và sản phẩm lương thực, đồ uống chế biến thô. Nhiều chuyên gia băn khoăn liệu Việt Nam có bị “mắc kẹt” trong phân khúc thị trường hàng hóa thấp cấp. Hội thảo triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam 2011 Nông nghiệp giá trị cao là trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc trồng rừng đem lại lợi nhuận cao hơn trên mỗi đơn vị nguồn lực sẵn có so với các loại hình hoạt động, sản xuất khác ở cùng khu vực và bối cảnh. Các nguồn lực sẵn có gồm đất, lao động, nước, vốn, khả năng của nguồn nhân lực.Theo Tháp chức năng và năng lực để cạnh tranh trong ngành nông nghiệp giá trị cao theo thứ tự giảm dần sẽ là: Năng lực đổi mới, chức năng điều phối của chuỗi cung ứng, chức năng kiểm tra và bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, các chức năng logistical cơ bản và tiềm năng sản xuất bền vững.Bài học kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp giá trị cao là về công tác lãnh đạo: Nông nghiệp giá trị cao cần làm lãnh đạo thị trường. Thông thường, nông dân ít khi đi đầu. Động lực để thay đổi là xuất khẩu và ngành bán lẻ nội địa. Đặc biệt, để thực hiện nông nghiệp giá trị cao cần vai trò quan trọng của các tổ chức ngành, cần hình thành các cụm sản xuất thay vì các “ốc đảo”…Chính phủ khuyến khích phát triển bằng các hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn như các hệ thống an toàn sinh học, kiểm định, chứng nhận, tiêu chuẩn môi trường – xã hội; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, tạo môi trường cho các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân, hỗ trợ liên kết doanh nghiệp với nông dân…Không có chỗ cho các chỉ tiêu số lượng trong nông nghiệp giá trị cao. Cần liên tục điều chỉnh khi đối mặt với các cơ hội và yêu cầu thay đổi. Việc liên kết hợp lực giữa các ngành thường rất quan trọng, ví như giữa ngành thức ăn gia súc và ngành sữa… Việc phát triển thị trường nội địa hết sức quan trọng, đặc biệt là với các nước lớn có thu nhập trung bình. Cần có nhiều phân khúc thị trường, từ dễ tính tới khó tính. Khi hỗ trợ người sản xuất nhỏ, không chấp nhận rủi ro quá mức, “đại nhảy vọt”, nỗ lực để tăng sản lượng mà cần các phương thức sản xuất mới, nâng cấp từng bước…Có nhiều hình thức nông nghiệp giá trị cao, tất cả đều là cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam. Để phát triển hình thức này, cần khuyến khích đổi mới kỹ thuật  và thể chế, tinh thần doanh nhân, tính linh hoạt. Bên cạnh đó, cần nhiều cải cách trong phát triển kỹ năng và năng lực quản lý, xác định vai trò và định hướng cho các tổ chức ngành, chuyển từ chuỗi giá trị rời rạc thành chuỗi giá trị được điều phối tốt…


Đại Dương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mẫu xe đáng mua nhất phân khúc VinFast VF 8 ưu đãi tới gần 270 triệu dịp cuối năm

Mẫu xe đáng mua nhất phân khúc VinFast VF 8 ưu đãi tới gần 270 triệu dịp cuối năm

(Thanh tra) - Kể từ khi ra mắt thị trường, VinFast VF 8 luôn được đánh giá là mẫu D-SUV đáng tiền bậc nhất phân khúc khi mang đến cho người dùng những trải nghiệm đắt giá nhờ tích hợp hàng loạt công nghệ và tiện nghi đỉnh cao. Trong mùa mua sắm cuối năm nay, sức hút của “vua phân khúc” tiếp tục được tăng cao nhờ loạt ưu đãi lớn từ hãng xe Việt.

TC

10:53 14/12/2024
Prife International - từng bước chinh phục thị trường trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp

Prife International - từng bước chinh phục thị trường trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp

(Thanh tra) - Prife International – Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp vừa vinh dự nhận 4 giải thưởng “Rising Star Sales Revenue – Rising Star Company Of The Year – Rising Star Product Of The Year – Rising Star International Growth” do Hiệp hội bán hàng trực tiếp MDDA Malaysia bình chọn năm 2024.

Liên Hương

10:25 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm