Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/04/2011 - 05:52
(Thanh tra)- Trong bối cảnh an ninh lương thực toàn cầu đang bị đe dọa, thì Việt Nam là nước có nhiều cơ hội với khả năng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, thực tế ở “vựa lúa” miền Bắc, nhiều nông dân không ý thức được vấn đề này. Hệ quả là, nhiều người đã không còn mặn mà với ruộng đồng và bỏ quê lên phố làm thuê, do thu nhập từ hạt thóc mang lại quá thấp…
Lợi nhuận quá thấp và vất vả khiến không ít nông dân bỏ quê lên phố làm ăn.
Lãi 2.000 đồng/ngày công
“Vỗ ngực” vì “thương hiệu” 3 đời trồng lúa, lão nông Phạm Tiến Sự của tỉnh Nam Định chia sẻ: Trồng lúa với nông dân “có lãi” lắm nếu… không phải cộng công lao động vào. Giá thóc được từ 7 nghìn đồng/kg trở lên thì nông dân mới có lãi chút ít. Chứ từ 6 nghìn đồng/kg đổ xuống là hầu như trắng tay. Vì chỉ cần nhẩm tính các chi phí cho 1 sào ruộng 1 vụ từ: Công cầy bừa, công gặt, phân bón, phun thuốc sâu từ 3 - 5 đợt, nộp sản đến quỹ quốc phòng, an ninh, y tế, dịch vụ thuốc sâu, phòng chống bão lụt, quỹ hợp tác xã tổng cộng hết khoảng 192kg thóc. Trong khi đó, năm được mùa, được giá 1 sào lúa cũng chỉ thu được 2 tạ, vậy người trồng lúa còn lãi bằng 8kg lúa tương đương với 56 nghìn đồng. Nhưng, đa số nông dân chịu lỗ vì trung bình chỉ đạt 1,8tạ/sào.
Ông Vũ Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Trực Thái, Trực Ninh, Nam Định lo lắng: Theo quy định, các xã trên địa bàn được dành ra 5% tổng diện tích ruộng để làm ruộng công, cho nhân dân đấu thầu lấy thóc hoặc tiền tạo ngân sách hoạt động cho xã. Để khuyến khích nông dân chăm chỉ với 60 mẫu ruộng công, xã đã giảm các khoản nộp xuống, chỉ còn 20kg/sào/vụ, nhưng cũng chẳng thấy ai mặn mà. Hiện tại, cả xã có khoảng 1.000 mẫu ruộng tạo sinh kế chính cho 8.600 hộ dân, nhưng mỗi ngày công trên ruộng người dân chỉ lãi có 2.000 đồng/người và xã hiện còn khoảng 11% hộ nghèo.
Còn theo anh Trần Trung Hiếu, cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, hiện tại ruộng và thu nhập của người dân ở địa phương cũng hết sức có vấn đề. Để tìm hướng ra cho bài toán thu nhập của dân, người cán bộ này thử canh tác trên 1 sào ruộng. Nhưng, dù áp dụng kỹ thuật thâm canh thế nào đi chăng nữa, số lợi nhuận thu lại vẫn chỉ bằng 0. Anh Hiếu cho biết, để nông dân miền Bắc chuyên tâm với ruộng đồng thì một người cần có quỹ đất từ 1 mẫu (3.600m2 đất) trở lên. Và, để ruộng trở thành “máu thịt” với đối tượng này thì các nhà hoạch định kinh tế phải tính sao cho có lãi từ 300 nghìn đồng năm/sào trở lên.
Nông dân bỏ quê lên phố
Tìm hiểu một loạt địa chỉ trước kia được liệt vào gia đình thanh niên trẻ, năng nổ, say mê ruộng đồng thì nay không ít người đã chuyển nghề sang phụ hồ, thợ xây hoặc đi làm thuê tận Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Phải vất vả lắm chúng tôi mới gặp được anh Nguyễn Văn Dũng, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Cũng là một trong số thanh niên từng gắn bó với đồng ruộng, nhưng giờ anh cũng bỏ quê xuống Hải Phòng để làm nghề đổ ống cống thuê.
Chia sẻ của những người nông dân trẻ bỏ quê lên phố là rất đáng suy nghĩ. Vì rằng, nếu có đủ đất, mỗi người trẻ như Dũng phải phấn đấu “mỗi người làm việc bằng 3”, nhưng hiện tại không có đất, nên đành bó tay. Mà nếu hiện trạng đất và lãi từ làm lúa như hiện tại thì phải làm tới nhiều năm mới có được 10 triệu đồng tiền lãi. Trong khi đó, làm thuê ở thành thị chỉ vài tháng đến nửa năm là thừa số tiền đó... Đó cũng chính là những lý do, khiến “quê hương 5 tấn” của những thanh niên trẻ như Dũng không mặn mà với ruộng. Sản xuất lúa với không ít hộ gia đình giờ chỉ là để tạo ra thực phẩm cho gia đình đỡ phải đi mua và nhường ruộng, chỉ giữ lại một phần đủ lương thực dùng trong năm…
Hiện, chưa có thống kê đầy đủ về số ruộng công dư thừa trên các xã bị bỏ phí hoặc ít hiệu quả do nông dân không còn mặn mà với ruộng đồng. Tuy nhiên, nếu cộng dồn lại thì có thể hình dung khu vực đồng bằng sông Hồng đã bỏ phí một diện tích đất lúa sản xuất không hề nhỏ. Như vậy, nếu chúng ta không biết tận dụng những thế mạnh về sản xuất lúa gạo đặc biệt là trong bối cảnh an ninh lương thực toàn cầu đang bị đe dọa thì sẽ có lúc chúng ta phải trả giá.
Hữu - Đức
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình