Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nới nhẹ sức căng của lãi suất

Thứ hai, 08/08/2011 - 14:25

Nếu các chỉ số lạm phát diễn biến thuận lợi bắt đầu ngay trong tháng 8 như một số mô hình dự báo được các tổ chức đầu tư đưa ra, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được cho có cơ sở tốt bắt đầu nới nhẹ chính sách tiền tệ nhằm giảm lãi suất trên thị trường.

Vẫn kỳ vọng lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng của tháng 7 vừa được chính thức công bố tăng cao trở lại so với tháng trước tiếp tục gây áp lực trong mục tiêu kiềm chế lạm phát từ nay đến cuối năm cũng như kỳ vọng giảm lãi suất cho vay của số đông DN. Với mức tăng 1,17%, CPI trong tháng 7 kéo theo mức lạm phát của 7 tháng đầu năm lên hơn 14,6% và theo một số tính toán, CPI so với cùng kỳ năm 2010 tăng tới 22,16%.

Điều đáng nói rằng, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 7 chấm dứt chuỗi 2 tháng giảm trước đó và điều này đồng nghĩa với việc thu hẹp dần kỳ vọng về khả năng giảm lãi suất trong hạn ngắn. Con số CPI tăng đến 14,61% trong 7 tháng đầu năm cũng cho thấy việc kiểm soát lạm phát thông qua chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá sẽ còn nhiều thách thức.

Một số tổ chức đầu tư ngay từ cuối tháng 7 bắt đầu đưa ra các mô hình dự báo lạm phát trong tháng 8 với nhiều tín hiệu tích cực hơn. Trong báo cáo Triển vọng VN số tháng 8.2011 phát hành ngày 4.8, nhóm chuyên gia của Cty Chứng khoán Thăng Long (TLS) dự báo,  lạm phát của tháng 8 nhiều khả năng sẽ thấp hơn so với các tháng trước nhưng có thể vẫn ở mức trung bình, dao động trong khoảng 0,6-0,8%.

Lãi suất sẽ giảm từ tháng 9

Trao đổi với báo chí liên quan đến lộ trình giảm lãi suất, tân Thống đốc NHNN – ông Nguyễn Văn Bình - cho rằng, từ tháng 9, lãi suất có thể giảm về từ 17 - 19%/năm và ngay trong tháng 8, cơ quan này sẽ tung ra một loạt các biện pháp kinh tế chứ không còn là các biện pháp hành chính đơn thuần như trước đây.    


Cơ sở của dự báo này theo TLS, thứ nhất các tháng 8-10 sẽ là thời gian điều chỉnh giá của nhóm hàng giáo dục, bao gồm học phí và dụng cụ học tập. Dù nhóm hàng chỉ chiếm tỉ trọng chưa đến 6% trong giỏ hàng tính CPI, biên độ điều chỉnh lớn 10-20% sẽ đóng góp vào tổng mức tăng CPI của cả nước khoảng từ 0,6-1,2% trong vài tháng tới. Thứ hai, những rủi ro tiềm ẩn từ thiên tai có thể khiến giá cả nhóm hàng lương thực và thực phẩm tăng cục bộ ở một số địa phương. Và thứ ba, nếu nhìn xa hơn là nguy cơ lạm phát do sức ép lên giá của ngoại tệ.

Sức ép lên giá này chủ yếu xuất phát từ tăng trưởng nóng tín dụng ngoại tệ trong thời gian vừa qua trong khi  thâm hụt thương mại - không  tính  tái xuất vàng - chưa có dấu hiệu suy giảm. “Nếu điều này xảy ra (CPI tháng 8 tăng khoảng 0,0-0,8% so với tháng 7) sẽ là một cơ sở tốt để NHNN bắt đầu nới nhẹ chính sách tiền tệ nhằm giảm lãi suất trên thị trường”.

Khó giảm mạnh

Thực tế với hai tháng 5-6 CPI liên tiếp có mức giảm, tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng tốt và lãi suất liên ngân hàng ổn định theo xu hướng giảm, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên thị trường có nhiều điều kiện để hạ nhiệt. Số liệu diễn biến thị trường vừa được NHNN công bố cho thấy, so với cuối tháng 6.2011, lãi suất huy động VND giảm khoảng 0,5-0,8%/năm và lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực sản xuất - kinh doanh giảm nhẹ khoảng 0,1-0,3%/năm.

Trong khi đó, do chịu sức ép của hạn mức tín dụng và tỉ trọng cho vay trên tổng dư nợ phải giảm xuống 22% vào ngày 30.6, lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực phi sản xuất tăng khoảng 0,5%/năm. Dù được đánh giá là diễn biến tích cực, song xu hướng giảm mặt bằng lãi suất trên đây, theo nhận định của nhiều chuyên gia ngân hàng, sẽ khó có biến động mạnh.

Với con số CPI tăng đến 14,61% trong 7 tháng đầu năm và có khả năng đạt đến con số 17% vào cuối năm nay như một số dự báo, lãi suất huy động VND được cho khó có thể giảm xuống dưới ngưỡng này và sẽ tương đương con số lạm phát 17% của cả năm. Với đầu vào như vậy, hy vọng về một mặt bằng lãi suất đầu ra xuống nhanh và xuống thấp hơn hẳn so với mặt bằng hiện nay là rất ít có cơ hội. Chưa kể nếu nhìn vào tổng lượng cung tiền ra nền kinh tế từ đầu năm đến nay (với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát) sẽ dễ dàng nhận thấy, cơ hội để giảm nhanh lãi suất càng bị thu hẹp lại.

Số liệu của NHNN cho thấy, tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế đến cuối tháng 7 ước tăng 0,37% so với tháng trước và chỉ tăng 3,57% so với cuối năm 2010. Trong khi đó, vào cùng thời điểm này của năm 2010, tổng phương tiện thanh toán tháng 7 tăng tới 12,96% so với cuối năm 2009.

(Theo LĐO)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm