Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 16/08/2011 - 10:39
(Thanh tra) - Cầu Lộc là xã chiêm trũng nằm cách trung tâm huyện Hậu Lộc 8 km về phía Đông Nam. Trên mảnh đất này, thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho con người nơi đây một nguồn nước ngầm tinh khiết, mát lành. Đặc biệt, nguồn nước này kết hợp cùng với loại men gia truyền làm bằng 36 vị thuốc bắc và thứ gạo được chọn lựa kỹ đã tạo nên một hương vị riêng, quyến rũ, làm say lòng người cho đặc sản rượu Cầu Lộc. Trải qua bao biến cố, thăng trầm có những lúc tưởng chừng như đã bị mai một, đến nay thương hiệu rượu Cầu Lộc đang dần được khôi phục và tiếp tục khẳng định vị trí của mình ở nhiều thị trường khó tính trong và ngoài nước…
Ông Trịnh Văn Cảnh – Bí thư Đảng ủy xã
Thăng trầm một thủa…
Theo các cụ cao niên trong xã, người dân Cầu Lộc cũng không nhớ đích xác nghề nấu rượu có từ bao giờ, chỉ biết rằng nghề nấu rượu làm men đã ra đời cách đây rất lâu. Từ thời phong kiến cho đến thời Pháp thuộc xã Cầu Lộc được biết đến với nghề truyền thống sản xuất đặc sản rượu quê thơm, ngon, tinh khiết, chuyên cung cấp cho các tầng lớp quan lại trong triều đình và các sỹ quan cao cấp của quân đội Pháp. Thời “hưng thịnh”, toàn xã có tới đến 95% hộ gia đình sinh sống bằng nghề nấu rượu để kiếm lời, đồng thời tận dụng nguồn bã rượu để phát triển chăn nuôi. Từ nghề truyền thống dân giã này, mảnh đất Cầu Lộc dần được nhiều người biết đến, cuộc sống của con người nơi đây cũng dần đổi thay nhanh chóng…
Trong những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt, nghề nấu rượu bị cấm sản xuất để tiết kiệm lúa, gạo. Theo đó, thương hiệu rượu Cầu Lộc bị mai một dần, trong xã chỉ còn một số hộ nấu rượu “chui” phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình. Sau ngày hòa bình, một số hộ có tâm với nghề truyền thống đã quay trở lại sinh sống bằng nghề cũ, nhưng nhu cầu của thị trường không còn, người dân Cầu Lộc muốn giữ nghề phải bươn chải, đem hàng đi bán rong, bán cất cho các hàng quán trong huyện và các huyện lân cận…Từ năm 1986, thực hiện chủ trương đổi mới về phát triển kinh tế và khôi phục lại ngành nghề truyền thống, huyện Hậu Lộc đã khôi phục lại thương hiệu rượu Cầu Lộc. Nhờ đó, nghề nấu rượu nơi đây dần được phục hồi và phát triển. Những gia đình còn giữ được bí quyết chưng cất rượu truyền thống đã được chọn đưa đi tập huấn về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguồn nước sử dụng nấu rượu và men rượu cũng được các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, phân tích và đánh giá chất lượng.
Một nghề cũng lắm công phu…
Để có được sản phẩm rượu thơm ngon, có hương vị đặc trưng không thể lẫn lộn với mọi loại rượu khác đòi hỏi những người làm nghề ở Cầu Lộc phải tỷ mỷ trong từng khâu đoạn từ làm men, chọn gạo, ủ rượu đến chưng cất. Mỗi khâu đều có bí quyết và tầm quan trọng riêng. Theo cụ bà Lê Thị Bảo (gần 90 tuổi) - người có thâm niên trong nghề cho biết: Nguồn nước dùng để nấu rượu được lấy từ những mạch nước ngầm có độ sâu trong núi hơn 1000m chảy từ các khe núi ở các làng Thiều Xá, Đông Thôn, Cầu Thôn trong xã; Men rượu của Cầu Lộc được người dân tự làm, đó là sự kết hợp bởi 36 vị thuốc bắc được hoàn tán, trộn với gạo xay nhỏ, mịn rồi ủ theo kỹ thuật truyền thống. Nguồn nước tinh khiết, trong mát, không có độc tố kết hợp với loại men gia truyền đã tạo mùi thơm, vị ngọt, cay riêng biệt cho rượu Cầu Lộc; Gạo được đưa vào nấu rượu phải được chon lựa kỹ, đó là loại gạo quê trắng trong, thơm, hạt mẩy đều được trồng triền núi và thung lũng ở Hậu Lộc. Từ gạo này, khi nấu cơm phải canh sao cho vừa chín đến, không được để bén hay sống lõi. Sau đó dỡ ra nong để thật nguội, men thuốc bắc phải giã nhỏ, trộn đều với cơm và bỏ vào chum sành để ủ. Ngoài ra, người nấu rượu Cầu Lộc còn có có kinh nghiệm dự đoán thời tiết để điều hòa độ ẩm, pha nước khi ủ cơm, nếu là mùa hè cần tạo được không khí thoáng mát, mùa đông phải giữ được độ ấm. Khi ủ cơm đến độ chín nhừ mới được đưa ra chưng cất. Làm như vậy thì rượu mới được nước mà thơm, ngon. Sau khi chưng cất, rượu thành phẩm được ủ ở hầm rượu từ 6 tháng đến một năm rồi đưa lên lọc, xử lý độc tố và đóng chai trên dây truyền hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức.
Khi uống, rượu Cầu Lộc có vị cay mà ngọt, êm giọng và ngấm từ từ, không bị sốc. Rượu Cầu Lộc trong như mắt mèo, khi rót ra chén mùi thơm ngào ngạt tỏa khắp nơi và bên thành chén bao giờ cũng đậu bọt lại. Cách thưởng thức rượu Cầu Lộc cũng rất khác biệt so với cách thưởng thức các loại rượu khác…khi rót cổ chai giơ cao vừa phải, rót tạo thành tiếng kêu róc rách ra chén “mắt trâu”, bọt chụm nhưng không được chàn ra miệng chén, đưa lên mũi tận hưởng hương vị, ngậm một ngụm nhỏ trong giây lát và nuốt nhẹ sẽ thấy vị ngọt thanh nơi cuống họng, cảm nhận các vị riêng quyện vào nhau sảng khoái, râm ran khó tả…
Theo ông Đỗ Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Cầu Lộc cho biết: Hiện nay, rượu Cầu Lộc không chỉ có mặt trong các siêu thị, hệ thống nhà hàng, khách sạn ở các địa phương trong tỉnh, mà đã vươn ra các tỉnh bạn như: Hà Nội, Nghệ An, Hải Phòng, Ninh Bình,...Đặc biệt, gần đây sản phẩm rượu Cầu Lộc đã được chọn tham gia tuần lễ 100 năm du lịch Sầm Sơn; đưa đi Triển lãm - hội chợ xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng năm 2006 tại Hà Nội và được trao tặng danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao; Huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2007; giải thưởng dịch vụ xuất sắc do báo Điện tử Đảng CSVN, Bộ công thương, Bộ khoa học công nghệ trao năm 2008; tốp 100 thương hiệu vàng năm 2008 do Bộ công thương, Bộ y tế cục an toàn VSTP trao tặng năm 2007; Sản phẩm dịch vụ tiêu biểu năm 2008 do Bộ Công Thương VCCI, hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ trao tặng năm 2008…nhờ những kết quả được ghi nhận, rượu Cầu Lộc đang ngày càng lấy được niềm tin của người sử dụng và dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Trọng Tài
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…
TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh