Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/06/2013 - 14:38
(Thanh tra) - Ngân hàng Nhà vừa cho biết, thời gian qua, toàn hệ thống ngân hàng đã rất tích cực giải quyết nợ xấu thông qua nhiều nhóm giải pháp khác nhau và năm nay sẽ tạo được bước thay đổi căn bản.
Trong phiên thảo luận chiều 30/5 tại Quốc Hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, từ tháng 4/2013 đến nay, tổng số nợ các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại cho doanh nghiệp là 284.000 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ. Hệ thống ngân hàng cũng đã tích cực xử lý nợ xấu bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro.
Năm 2012, tổng nợ xấu được xử lý bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro khoảng 70.000 tỷ đồng. Trong 4 tháng đầu năm, các ngân hàng tiếp tục xử lý bằng nguồn này được khoảng 7.500 tỷ đồng, đồng thời tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro được 68.000 tỷ đồng để tiếp tục xử lý nợ xấu đến cuối năm.
Như vậy, với nỗ lực của cả hệ thống, đã tháo gỡ được phần rất lớn nợ xấu, ngăn không cho nợ xấu gia tăng trong bối cảnh điều kiện kinh tế vĩ mô chưa cải thiện được nhiều.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết thêm, sau khi Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) của các tổ chức tín dụng Việt Nam đi vào hoạt động có thể góp phần xử lý nợ xấu từ 40.000 - 70.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, NHNN cũng đã tích cực phối hợp với các Bộ, ban ngành, đặc biệt là Bộ Xây dựng để giải ngân 15.000 - 20.000 tỷ đồng trong gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho người mua nhà ở xã hội.
Về vấn đề tiếp cận vốn, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay, hiện lãi suất của hệ thống đã giảm rất mạnh, nhưng tín dụng vẫn chưa ra được nhiều. Điều này thể hiện sức mua, tổng cầu của nền kinh tế còn thấp. Do đó, cần các giải pháp đồng bộ khác để tăng tổng cầu. Trên cơ sở đó, Thống đốc Nguyễn Văn Bình kiến nghị Quốc hội cho phép có các giải pháp đột phá để giải quyết tình trạng này. Hệ thống ngân hàng sẽ căn cứ trên các điều kiện của kinh tế vĩ mô để hạ mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay.
Cũng liên quan đến phân loại “tài sản có”, mức trích và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngày 27/5/2013 NHNN đã quyết định lùi thời thực thi Thông tư 02/2013/TT-NHNN đến ngày 01/6/2014 thay vì ngày 01/6/2013.
Sau khi Thông tư 02 được ban hành, nhiều tổ chức tín dụng đã tính toán lại các khoản nợ, và tiến hành phân loại nợ theo các quy định tại thông tư này. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến phản hồi lại rằng, nếu áp dụng Thông tư 02 vào thực tế thì tỷ lệ nợ xấu ở một số ngân hàng thương mại có thể sẽ tăng mạnh từ khoảng 3% - 4% hiện tại lên khoảng 10% - 20%.
Tỷ lệ nợ xấu cao, hệ số đảm bảo an toàn vốn giảm khiến các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng nhiều hơn. Đương nhiên, việc cho vay cũng sẽ bị phía ngân hàng “siết” chặt hơn. Điều này sẽ kìm hãm tăng trưởng tín dụng, ảnh hưởng đến quá trình “bơm” vốn cho nền kinh tế.
Thông tư 02 được ban hành thể hiện quyết tâm lớn của NHNN trong việc đưa ra những chuẩn mực quản lý điều hành, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, giúp hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, minh bạch hơn.
Tuy nhiên, việc thực hiện phân loại lại nhóm nợ theo Thông tư 02 trong lúc này có thể sẽ khiến nhiều doanh nghiệp (khách hàng) rơi vào nhóm nợ xấu hơn và tụt hạng theo thang điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, từ đó doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận vốn ngân hàng, thậm chí bị từ chối. Sau khi lắng nghe nguyện vọng của các tổ chức tín dụng, lắng nghe nhiều ý kiến phản biện, NHNN đã quyết định lùi thời hạn bắt đầu áp dụng Thông tư 02 thêm một năm.
Việc “hoãn” Thông tư 02 theo NHNN là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng, hỗ trợ thúc đẩy tín dụng cho nền kinh tế, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, giúp các tổ chức tín dụng có thêm thời gian chủ động xây dựng lộ trình và chuẩn bị các điều kiện áp dụng đầy đủ thông tư này.
Tuy nhiên, NHNN cũng khẳng định, trong vòng 1 năm, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu, xử lý nợ xấu theo Đề án Tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 và Đề án Xử lý nợ xấu đã được Thủ tướng phê duyệt.
Minh Hương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình