Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Thứ sáu, 13/07/2012 - 14:56

(Thanh tra)- Khiếu nại, tố cáo kéo dài liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sau khi thu hồi đất là những vấn đề nóng đang diễn ra tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên rất cần quỹ đất ổn định

Khó giải quyết dứt điểm

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh các tỉnh khu vực Tây Nguyên, thời gian qua, vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân còn rất nhiều vướng mắc. Để khắc phục triệt để rất khó và cần thời gian lâu dài.

Tại tỉnh Đắk Nông, từ 2004 - 2012 đã phát sinh 1.815 vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai. Tại tỉnh Gia Lai, hiện còn gần 500 hộ dân thuộc diện tái định cư và 65 hộ tái định canh chưa được giải quyết, khiến cho tình trạng khiếu nại, tố cáo diễn ra liên tục. Trong đó, nguyên nhân chính là do quỹ đất sản xuất, điều kiện cơ sở đào tạo, dạy nghề… của các tỉnh còn hạn chế, các hộ gia đình bị thu hồi đất khi được hỗ trợ bằng tiền không thể tự chuyển đổi nghề nghiệp để có việc làm và nguồn thu nhập ổn định, nên xảy ra tình trạng là họ tiếp tục khai phá, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép để sản xuất tìm kế sinh nhai.

Tại các dự án thủy điện như Đắk R’tih, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 (tỉnh Đắk Nông); Sê San 3A, An Khê-Ka Nak (tỉnh Gia Lai); Plei Krông (Kon Tum)… việc chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương trong xử lý những vấn đề phát sinh khi thu hồi đất sau khi các nhà máy đi vào hoạt động còn hạn chế, thiếu sâu sát và đùn đẩy… Các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có nhiều mâu thuẫn, chồng chéo và xung đột, khó áp dụng vào điều kiện thực tế tại các địa phương.

Bên cạnh đó, việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho ĐBDTTS của các tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Phạm Đình Thu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai cho biết, tại thời điểm năm 2011, số hộ ĐBDTTS thiếu đất sản xuất trên địa bàn khoảng 4.050 hộ. Trong các năm gần đây, những người làm công tác quản lý Nhà nước, chính quyền các cấp cũng chưa hiểu được hết phong tục, tập quán và phương thức canh tác của người dân tộc thiểu số tại chỗ, cứ cho rằng, mỗi hộ gia đình có 2ha đất sản xuất là đủ sống, nên còn lại bao nhiêu đất đã nhanh chóng giao cho các doanh nghiệp trồng cao su, cà phê, xây dựng công trình thủy điện. Nhưng thực tế, ĐBDTTS không chỉ sản xuất trên diện tích 2ha đó và chỉ sản xuất 1 vụ trong năm, năng suất thấp. Ngoài nỗi niềm thiếu đất, bà con còn thiếu cả không gian sinh tồn.

Còn theo ông Nguyễn Đức Luyện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, ngoài những yếu tố nêu trên thì tại một số dự án thủy điện của Trung ương, khi giải quyết đất ở, đất sản xuất cho ĐBDTTS, chủ đầu tư chưa chú trọng nghiên cứu phong tục, tập quán sinh hoạt, sản xuất của đồng bào bản địa, do đó diện tích đất được giao không được sử dụng hiệu quả. Vì vậy, đời sống của ĐBDTTS vốn đã khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn.

Nhiều kiến nghị

Để giải quyết những khó khăn trên, theo lãnh đạo các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, các văn bản luật phải cụ thể, sát sao. Đơn cử như: Tại Điều 22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP không quy định cụ thể về diện tích đất khi bị thu hồi là bao nhiêu % thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm. Vì vậy, Trung ương phải có văn bản quy định hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi bao nhiêu % diện tích đất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm.

Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản có liên quan đến đất đai, đặc biệt là công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong quá trình sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thi hành còn gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Đứng trước vấn đề nan giải đó, lãnh đạo các tỉnh đề nghị thống nhất ban hành một nghị định chung cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trên cơ sở các văn bản đã ban hành và bổ sung, sửa đổi, để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.

Ngoài ra, để các hộ ĐBDTTS được an cư thì cần hỗ trợ xây dựng một số công trình thủy lợi nhỏ và vừa để tăng vụ, tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo canh tác bền vững. Cùng đó là hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi cho ĐBDTTS để đầu tư vào phát triển sản xuất, nhằm cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Đồng thời, tăng cường hơn nữa các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, dự án có tác động trực tiếp đến người dân như: Dự án định canh định cư theo Quyết định 33/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình 134 kéo dài… Ngoài ra, cần xem xét việc các hộ gia đình nhận rừng nghèo kiệt được cải tạo trồng lại rừng mới hoặc chuyển đổi phục vụ sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất; nâng cao định mức khoán/ha nhằm bảo đảm đời sống người nhận khoán, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ rừng.

Đất đai ở nước ta là loại tài nguyên rất quý giá. Theo như lời của ông Hoàng Trọng Hải, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk, ở khu vực Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc hầu hết đều sản xuất nông nghiệp, cả đời gắn với nương rẫy, đồng ruộng. Nếu không có đất sản xuất thì bà con không biết làm gì, sẽ dẫn đến đói nghèo.


                      Trung Đức

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm