Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 02/06/2011 - 20:33
Ngày 2/6, tại Hà Nội, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã tổ chức hội thảo “Nhà thầu Việt cần gì để thắng thầu?” với sự tham gia của các bộ, ngành, hiệp hội nghề nghiệp cùng đông đảo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, cơ khí...
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Phó giáo sư-tiến sỹ Vũ Khoa - Chủ tịch VACC cho biết nhà thầu Việt đã có những bước tiến lớn về năng lực, tài chính, công nghệ-kỹ thuật và nhân lực trong thời gian qua, tuy nhiên số nhà thầu trúng các gói thầu EPC lớn còn chưa nhiều.
Vấn đề các nhà thầu Việt “thua” ngay trên sân nhà được dư luận quan tâm trong vòng 3 năm gần đây, đặc biệt theo thống kê của Bộ Công thương, các nhà thầu nước láng giềng Trung Quốc trúng đến 90% các gói thầu EPC của Việt Nam, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như điện, dầu khí, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, cơ khí...
Theo tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu do năng lực cạnh tranh của nhà thầu Việt yếu bởi thiếu kinh nghiệm, tiềm lực tài chính (vốn) chưa đủ mạnh, quản lý thiếu chuyên nghiệp cộng thêm thể chế cho thị trường xây dựng vẫn còn yếu.
Hội thảo lần này nhằm bàn các giải pháp khả thi nhất nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam có vị trí vững chắc, thắng thầu trên sân nhà, đồng thời vươn xa trên thị trường xây dựng quốc tế.
Ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam cho rằng các nhà thầu Việt muốn khắc phục những nhược điểm đang tồn tại thì cần tập trung vào đầu tư lực lượng tư vấn thiết kế và liên kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Tuy nhiên, để giúp các doanh nghiệp trong nước thắng thầu, tham gia với tư cách thành viên liên doanh hoặc làm thầu phụ các gói thầu EPC thì việc có chính sách vĩ mô đồng bộ là cần thiết.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đã chỉ ra những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu trong nước như Chỉ thị 494/CT-TTg về sử dụng vật tư, hàng hóa trong nước; Thông tư 03/2009/TT-BKH về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất...
Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, đấu thầu là cạnh tranh lành mạnh, vì vậy, ngoài việc tạo lập hành lang pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thì bản thân các nhà thầu Việt cần tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ, năng lực tài chính... mới có thể giành thế chủ động trên sân nhà.
(TTXVN/Vietnam+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Liên Hương
21:27 11/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn