Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 14/04/2012 - 20:56
Nhận diện được cơ hội đầu tư hấp dẫn trên TTCK Việt Nam, nhiều NĐT nước ngoài nóng lòng giải ngân, nhưng họ đành nhìn cơ hội trôi qua trong tiếc nuối.
Vướng nhất là lý lịch tư pháp
Một số CTCK phản ánh, từ đầu năm đến nay, do nhận thấy cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam hấp dẫn, nên nhiều NĐT nước ngoài đến các CTCK để mở tài khoản giao dịch. Tuy nhiên, nhu cầu chính đáng này của họ đã không được đáp ứng.
Nguyên nhân của tình trạng trên, lãnh đạo một CTCK cho biết, là sau 4 - 6 tháng NĐT cá nhân nước ngoài vẫn chưa xin được lý lịch tư pháp (LLTP) để được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cấp mã số giao dịch chứng khoán, mặc dù theo quy định, nếu hồ sơ hợp lệ, chỉ phải đợi 5 ngày là NĐT được VSD cấp mã số giao dịch. Thậm chí, một NĐT nước ngoài đã mất 2 năm để xin LLTP, nhưng bất thành, nên đến thời điểm này vẫn chưa thể đầu tư vào TTCK Việt Nam.
Thực tế cho thấy, yêu cầu NĐT nước ngoài phải có LLTP đã được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự không chỉ khiến CTCK khó phát triển thêm khách hàng, mà quan trọng hơn là TTCK Việt Nam đang đánh mất cơ hội hút thêm dòng vốn ngoại. Đáng ngại hơn nữa là dễ tạo ra cái nhìn sai lệch về sức cạnh tranh, sự cởi mở của TTCK Việt Nam so với các thị trường lân cận trong mắt NĐT nước ngoài.
Theo tìm hiểu của các CTCK, các nước có quy định không giống nhau về thủ tục xin cấp LLTP, hoặc những giấy tờ có giá trị tương tự như LLTP. Thậm chí, có những nước, việc xin LLTP gần như không thể, nên rất nhiều NĐT nước ngoài đã không thể đầu tư vào TTCK Việt Nam.
Lãnh đạo một quỹ đầu tư cho hay, có được LLTP là điều quá khó đối với NĐT cá nhân tại nhiều nước. Ngay cả ở những nước được coi là dễ xin LLTP, thì NĐT cũng phải mất hàng tháng mới có được. Tiếp đó, họ cần một khoảng thời gian dài tương tự để văn bản này được Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại xác nhận. Toàn bộ quy trình trên nhanh cũng phải mất 2 - 3 tháng, chậm có thể kéo dài cả năm. Không phải NĐT nào cũng sẵn sàng chấp nhận đương đầu với những trở ngại này. Kết cục là nhu cầu đầu tư chính đáng của NĐT bị cản trở, trong khi còn tạo ra một hiệu ứng ngược mà chính Việt Nam không mong muốn là dòng vốn ngoại khó đổ vào TTCK.
Rút kinh nghiệm "dở khóc dở cười" từ CTCK bạn, giám đốc môi giới một CTCK chia sẻ, trong quá trình tư vấn xin LLTP cho NĐT ngoại phải tư vấn chi tiết đến mức, nếu NĐT đã từng phạm tội, thì phải nói rõ là tội gì, chứ thực tế, tại nhiều nước chỉ cần đánh hoặc làm chết súc vật là có thể bị tòa án kết tội. Nếu trong LLTP chỉ nói phạm tội chung chung, chẳng hạn như trường hợp vừa nêu, mà không phải phạm tội trong những lĩnh vực bị Việt Nam liệt vào các trường hợp không được cấp mã số giao dịch chứng khoán là "bị cơ quan có thẩm quyền trong và nước ngoài xử phạt với mức từ phạt tiền trở lên về các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý ngoại hối...", thì dễ bị từ chối cấp phép đầu tư vào TTCK Việt Nam.
Nên chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Được biết, việc cơ quan quản lý đưa ra quy định, NĐT cá nhân nước ngoài phải có LLTP đã được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự thì mới đủ điều kiện được xem xét cấp mã số giao dịch, là nhằm kiểm soát dòng tiền lành mạnh chảy vào TTCK. Tuy nhiên, giải pháp này đang gây khó cho hoạt động đầu tư của nhiều NĐT nước ngoài. Nguyên nhân không phải do những vấn đề liên quan đến lịch sử phạm tội của NĐT, mà chủ yếu do việc cấp LLTP ở nhiều nước rất khó khăn, nếu không muốn nói trong một số trường hợp là không thể, đặc biệt là đối với NĐT đến từ các quốc gia đang phát triển, điển hình như Ấn Độ.
Vướng mắc trên, theo một số thành viên thị trường, nếu Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không sớm tháo gỡ được, thì hậu quả nhãn tiền là khó hút thêm dòng vốn ngoại cho TTCK, trong khi về dài hạn dễ làm giảm sức cạnh tranh của TTCK Việt Nam so với các thị trường trong khu vực. Thực tế, tại một số thị trường lân cận, chỉ với thông tin trong hộ chiếu là NĐT đã có thể mở tài khoản giao dịch.
Theo các CTCK, quy trình thủ tục mở tài khoản cho NĐT nước ngoài hiện quá chặt chẽ, bởi ngoài thủ tục cấp mã số giao dịch thông qua VSD, NĐT còn phải làm thủ tục để được Ngân hàng Nhà nước cấp tài khoản vốn đầu tư gián tiếp. Do vậy, việc đơn giản hóa thủ tục đầu tư vào TTCK cho NĐT nước ngoài theo hướng thuận lợi hơn đang là yêu cầu đặt ra bức bách. Việc đơn giản hóa này nên theo hướng: chuyển sang hậu kiểm, thay vì quá nặng tiền kiểm như hiện tại.
(Theo Vef.vn)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên