Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngành dệt may chưa thoát khỏi khó khăn

Thứ năm, 03/05/2012 - 23:47

(Thanh tra)- Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, dù đã bước sang tháng 5 nhưng các doanh nghiệp (DN) dệt may vẫn chưa thoát ra khỏi khó khăn về lao động, vốn và đơn hàng.

Đây là mùa cao điểm trong năm nhưng hầu hết các DN hiện mới chỉ có đơn hàng đến hết quí II, một số ít DN ký được đơn hàng đến quí III hoặc đang đàm phán hợp đồng. Cùng với đó, các DN sợi gặp thêm khó khăn về nhập khẩu bông rơi chải kỹ do thuế suất tăng từ 0% lên 10% khiến cho các DN phải tăng giá sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh trên chính thị trường nội địa.

Đến hết tháng 4, một số sản phẩm chính của ngành dệt may vẫn đạt tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể: Sản phẩm vải dệt từ bông tăng 18,5%, vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc nhân tạo tăng 2,1%, quần áo cho người lớn tăng 9,4% so với cùng kỳ.

Theo Vụ Xuất Nhập khẩu, do kinh tế thế giới vẫn tiếp tục gặp khó khăn, thu nhập giảm sút dẫn đến việc người tiêu dùng thắt chặt hầu bao tiêu dùng. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc trong 4 tháng qua đạt 4.412 triệu USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may về cơ bản giảm cả về lượng và trị giá, trong đó bông giảm 35,7% về trị giá và 10,2% về lượng; sợi các loại giảm 19% về trị giá, 4,8% về lượng; vải giảm 6,8% so với cùng kỳ.

Trước khó khăn hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo DN dệt may cần nghiên cứu thận trọng từng thị trường để khai thác tối đa lợi ích. Ngoài xu hướng thị trường và các yếu tố cạnh tranh truyền thống như năng suất, chất lượng, giá cả…, thương mại dệt may thế giới đang nổi lên vấn đề trách nhiệm xã hội, DN và môi trường. Đây chính là thách thức lớn mà DN dệt may Việt Nam cần nhận thức rõ và tích cực tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực này. Cùng đó, DN dệt may nên tiếp tục duy trì sản xuất ổn định, đồng thời chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới bên cạnh chú trọng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa nhằm góp phần thực hiện mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của ngành.

Để xuất khẩu hàng dệt may năm 2012 tiếp tục tăng trưởng, theo Bộ Công thương, các DN dệt may cần triển khai một số biện pháp giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, tập trung nâng cao tỷ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng), tăng sử dụng các nguyên phụ liệu tự nhiên được sản xuất trong nước, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo lao động nghề để bổ sung nhân lực cho ngành./.

Uyên Hương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm