Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngành Công thương: Phấn đấu năm 2011 nâng kim ngạch xuất khẩu lên 78,8 tỷ USD

Thứ sáu, 07/01/2011 - 20:38

(Thanh tra) – Hôm nay (7/1), Bộ Công thương đã tổ chức tổng kết công tác năm 2010 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2011. Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị.

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, kinh tế Việt Nam năm 2010 chịu tác động của nhiều yếu tố từ bên ngoài: kinh tế thế giới phục hồi chậm, không đồng đều giữa các nước, khu vực; xuất hiện nhiều nguy cơ thách thức mới… Trong nước nền kinh tế tăng trưởng nhưng chưa ổn định, nhập siêu còn lớn, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp…

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành và các địa phương, sự đồng thuận và sự hưởng ứng tích cực của toàn dân và doanh nghiệp, nền kinh tế nước ta tiếp tục giữ được sự ổn định và có chuyển biến tích cực. Xuất khẩu tiếp tục tăng cao (25,5%), nhập siêu đã dần được kiểm soát ở mức 17,27%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2010 đạt khoảng 71,6 tỷ USD tăng 18% so với kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 14,0% so với năm 2009.

Riêng trong năm 2010, ngành Công thương ghi dấu ấn với thị trường trong nước qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các đợt đưa hàng về nông thôn, miền núi, hải đảo đã được cung cấp đầy đủ nhiều mặt hàng, nhờ đó nhiều doanh nghiệp đã mở rộng hệ thống phân phối, mạng lưới chợ truyền thống được quan tâm phát triển… Cán cân cung cầu các mặt hàng trọng yếu được đảm bảo không có tình trạng “sốt hàng, sốt giá”… đã tạo nên sự thay đổi cơ bản trong nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Công thương còn nhiều hạn chế như: Năng suất lao động, trình độ quản lý nhìn chung chưa cao. Năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp, không ít sản phẩm công nghiệp còn thua ngay trên sân nhà. Sự liên kết giữa các ngành chưa thật chặt chẽ…

Để góp phần tăng GDP của cả nước năm 2011 từ 7 đến 7,5% và chỉ số giá tiêu dùng CPI dưới 7%, Bộ Công thương đưa ra chỉ tiêu năm 2011, sản xuất công nghiệp 2011 tăng 14% so với 2010. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 78,8 tỷ USD.

 Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, nhiều mặt hàng chiến lược của ngành Công thương như điện, than, phân bón… vẫn còn thiếu, vẫn còn phụ thuộc vào nhập khẩu. Cụ thể, năm 2010 nhập khẩu từ trang thiết bị, vật tư đến nguyên nhiên liệu lên đến hơn 90% giá trị sản phẩm do đó đẩy giá thành sản phẩm trong nước lên cao và chưa tự chủ, độc lập.

Phó Thủ tướng yêu cầu năm 2011, ngành Công thương đưa khẩu hiệu “tiết kiệm điện năng” lên hàng đầu đối với các tập đoàn, tổng công ty. Theo Phó Thủ tướng, tiết kiệm năng lượng sẽ không đẩy giá điện tăng giá, từ đó làm chủ thị trường trong nước bằng hàng hóa chất lượng và giá cả hợp lý.

Phấn đấu đến năm 2015, nền kinh tế sẽ chuyển biến từ kinh tế số lượng sang kinh tế chất lượng.

Q.Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm