Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 10/10/2011 - 17:23
(Thanh tra) - Những vườn cây chanh không hạt thích nghi vùng ngập lũ đang mở ra hướng phát triển kinh tế hộ kiểu mới tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Giống chanh không hạt, còn gọi là chanh tứ quý (Bearss lime) được nhập từ California, Hoa Kỳ vào nước ta trong một vài năm nay.
Đặc điểm cây chanh không hạt khỏe mạnh, lá lớn, không gai, trái chùm, quả ra quanh năm, ra quả ngay trong năm đầu tiên, cây có thể cho năng suất trái 150 - 200 kg/năm, trái chanh to có vỏ mỏng, không hạt, nhiều nước, vị chua mùi thơm. Ngoài công dụng làm nước giải khát, trong ngành Công nghiệp chanh còn được dùng làm hương liệu chế biến thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Các khảo sát cho thấy, chanh giấy không hạt có sức sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt với nhiều vùng sinh thái thuộc Nam Bộ, đặc biệt khi trồng trên đất giàu hữu cơ được giữ ẩm thường xuyên. So với các giống chanh khác, chanh giấy không hạt chống chịu sâu bệnh tốt hơn, một phần do sức sống của cây.
Cây chanh trồng chuyên canh hoặc xen canh với các loại cây ăn quả khác mang lại nhiều lợi ích: Cho trái sớm, năng suất cao, có giá nên lợi nhuận lớn.
Mô hình này đặc biệt thích hợp với thổ nhưỡng và điều kiện vùng ngập lũ, nên đã mở ra những hướng phát triển kinh tế hộ mới, giúp bà con ở đây an cư lạc nghiệp.
Hộ ông Nguyễn Văn Chiến ở ấp Phước Thạnh xã Đông Thạnh, Châu Thành, Hậu Giang trồng khoảng 300 gốc chanh không hạt hơn 2 năm tuổi. Vụ vừa qua, 300 cây chanh không hạt của gia đình ông Chiến thu hoạch hơn 1 tấn trái, trái lớn nhỏ bán được giá 5.000 đồng/kg, bình quân 10 trái/kg. Ông Chiến cho biết, tới đây, ông sẽ phá hết vườn nhãn da bò để trồng thêm khoảng 1.000 cây chanh không hạt, vì nhẹ công chăm sóc, không bị bệnh chết cây và bán luôn được giá.
Được biết tại HTX Thạnh Phước ở xã Đông Thạnh đang có 30 cây chanh không hạt đầu dòng trên 2 năm tuổi dùng để chiết nhánh ghép. HTX này có 3 nhà lưới 1.000m2, hàng năm có khả năng sản xuất khoảng 40.000 cây giống sạch bệnh theo quy trình kỹ thuật của Viện Cây ăn quả miền Nam chuyển giao, riêng chanh không hạt ghép được khoảng 10.000 cây.
Những cây chanh không hạt được trợ giá thì nông dân chỉ trả 4.000 đồng/cây, còn Nhà nước hỗ trợ 6.000 đồng/cây. Mục tiêu tới đây của HTX này là muốn cùng các hộ xã viên và bà con nông dân địa phương phát động trồng thành vùng chuyên canh chanh không hạt, để tạo ra lượng hàng hóa đáp ứng cho thị trường xuất khẩu.
Tại ấp An Hiệp, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, Tiền Giang, người đi tiên phong lập vườn trồng chanh trên vùng ngập lũ trở nên no ấm nhiều năm nay là anh Nguyễn Văn Minh.
Gia đình anh Minh có 1,3 ha đất nằm phía đầu nguồn sông Tiền, canh tác khó khăn do diện gò cao, đồng hẹp, hay bị lũ lụt và triều cường gây hại. Nhận thấy phải chuyển đổi cây trồng mới có thể giải quyết được bài toán “chung sống với lũ”, anh Minh mạnh dạn cải tạo diện tích khoảng 8.000m2 để trồng 1.000 gốc chanh tứ quí, một giống chanh mới cho năng suất rất cao lại dễ tiêu thụ, bán có giá; 5.000m2 đất (5 công) còn lại anh trồng dừa thâm canh.
Khoảng thời gian 2 năm đầu, để lấy ngắn nuôi dài, anh trồng xen canh đu đủ và các loại hoa màu phù hợp khác. Dưới ao mương anh thả các loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao như: Tai tượng, cá tra... Chỉ riêng nguồn lợi từ đu đủ, hoa màu phụ và thủy sản, mỗi năm anh thu lợi hàng trăm triệu đồng.
Riêng cây chanh, năm 2011 này đã cho thu hoạch với năng suất ổn định cao, trung bình mỗi tháng anh thu hoạch 2 đợt chanh, mỗi đợt trên 3 tấn quả. Mỗi năm anh Minh thu hoạch chừng 10 đợt với sản lượng khoảng 30 tấn quả, thu về trên 150 triệu đồng.
“Vài năm tới, vườn dừa bắt đầu cho thu hoạch rộ, nguồn lợi của gia đình tôi tăng thêm gấp rưỡi”, anh Nguyễn Văn Minh lạc quan bày tỏ. Anh cũng nói thêm, cây chanh và dừa dễ trồng thâm canh. Bí quyết ở chỗ chăm sóc tốt, tưới nước đầy đủ vào mùa khô và phòng trị sâu bệnh kịp thời, có chế độ phân bón phù hợp thì vườn chanh và dừa sẽ xanh tươi trĩu quả.
Trên vùng đất thường xuyên nhiễm phèn, ngập lũ hàng năm của xã biên giới Thuận Bình, của huyện Thạnh Hoá, Long An, Trung tâm hỗ trợ nông dân của tỉnh cũng đã đến đây hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng chanh không hạt, từ kỹ thuật làm đất, trồng cây, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, chiết cành, trồng xen cây trồng khác... Nhiều nông dân đã đến đây dự học, hy vọng nắm được kỹ thuật và tự mình quyết định hướng đi cho tương lai.
Bí thư Đảng uỷ xã Trần Văn Thành, cho biết: “Tụi tôi cùng nông dân đã đi tham quan, học tập nhiều nơi rồi. Nhất là tìm hiểu về thị trường tiêu thụ của cây chanh không hạt nên mới dám đầu tư vào đây. Ở đây giờ có thêm tổ hợp tác trồng chanh, bước đầu có 7 thành viên. Người dân đang làm đê bao. Sắp tới sẽ có thêm 25ha đất nữa được đưa vào trồng chanh không hạt”.
Từ nguồn vốn của Chương trình 135, chú Nguyễn Văn Xích, được cấp 2ha đất, tâm sự: “Mấy năm đầu làm lúa, thất bát hoài nên khi tràm có giá tôi chuyển sang trồng tràm. Rồi tràm xuống giá tôi lại phá bỏ để chuyển sang trồng ớt. Cây ớt cũng năm được, năm thua nên bây giờ tôi chuyển sang trồng chanh không hạt, xen ớt. Vườn chanh này đã được 1 năm tuổi rồi, phát triển tốt lắm. Tôi đang chiết cành để trồng tiếp, có dư thì bán cho bà con ở đây”.
Bên cạnh những hỗ trợ của chính quyền, cách làm và mô hình của nhiều nông dân tại ĐBSCL thể hiện sự năng động, nhạy bén của nhà nông tìm ra phương pháp phù hợp, hiệu quả để “chung sống với lũ”. Nhờ vào vườn chanh, nhiều gia đình đã không chỉ thoát nghèo, mà đang từng bước đến chỗ làm… giàu.
Trọng Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Liên Hương
21:27 11/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn