Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Mê cung” tiêu chuẩn chất lượng nông sản

Thứ ba, 19/03/2013 - 06:40

(Thanh tra)- Trước sự “tấn công” ồ ạt của thực phẩm kém chất lượng, việc ra đời của sản phẩm có xuất sứ, bảo đảm an toàn tưởng như là cứu cánh cho người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất. Thế nhưng, hiện nay dường như chúng ta đang bị “bội thực” bởi hàng loạt hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng.

Sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Ảnh: Quang Thiện

Người tiêu dùng biết đến VietGAP (tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam), PGS (hệ thống bảo đảm cùng tham gia: Bảo đảm những sản phẩm được đưa tới  bữa ăn của khách hàng thực sự là sản phẩm hữu cơ), VietGAP nhãn xanh… với cách hiểu nôm na là “thực phẩm nào được gắn mác này đã được chứng nhận an toàn”.

Trên thực tế, những hệ thống tiêu chuẩn chất lượng này lại kèm theo hàng loạt tiêu chí khiến người tiêu dùng và người sản xuất… rối như tơ vò, không biết đâu là sản phẩm thực sự an toàn và thế nào mới là an toàn?

Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Phụ nữ với tiêu dùng Hà Nội”, bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, băn khoăn: "Có quá nhiều hệ thống tiêu chuẩn chất lượng khiến chúng tôi như lạc vào “mê cung”. Về giới thiệu với chị em hội viên, chúng tôi thực sự không biết lựa chọn đâu là sản phẩm tin cậy, an toàn".

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), để đạt tiêu chuẩn VietGAP nhãn xanh, nông sản trước hết phải đạt tiêu chuẩn VietGAP, sau đó dựa trên nền tảng tiêu chuẩn chất lượng của CanadaGAP để đánh giá. Ngoài ra, còn thực hiện các mối liên kết dọc, ngang, thanh tra, kiểm tra trong quá trình sản xuất...

Trước quy trình khá "rắc rối" này, chị Đàm Thị Hoa, một hộ sản xuất rau VietGAP nổi tiếng của xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội, cho biết, việc thực hiện quy trình sản xuất rau VietGAP có quá nhiều yêu cầu kỹ thuật, từ khâu giống đến chăm sóc, thu hoạch, bảo quản. Trong đó, thời gian cách li sau khi bón phân, phun thuốc từ 10 - 15 ngày mới thu hoạch; mỗi hộ phải có sổ ghi chép nhật ký từng ngày của ruộng rau, từ ngày làm đất, gieo hạt, bón phân gì, mua ở đâu, số lượng, thời gian thu hoạch... "Với những yêu cầu này, nhiều nông dân không đủ kiên trì thực hiện, chưa nói đến tiêu chuẩn cao hơn như VietGAP nhãn xanh", chị Hoa nói.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi chia sẻ, từ khi thành lập “Câu lạc bộ Phụ nữ với tiêu dùng Hà Nội” đến nay, đã có 6 công ty mang rau an toàn tới tiếp thị và tiêu thụ tại câu lạc bộ. Thế nhưng, sau một thời gian lại có hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn vào. Theo bà Chi, Bộ NN&PTNT phải có đánh giá cụ thể và lựa chọn hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chính để tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân và cả người tiêu dùng.

Theo ông Đặng Văn Vĩnh, Cục Chế biến - Thương mại Nông Lâm thủy sản và Nnghề muối, Bộ NN&PTNT, mặc dù đã có nhiều hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ra đời, nhưng việc kiểm soát chất lượng vẫn còn nhiều tồn tại. Ông Vĩnh kể, có lần vợ ông đi chợ mua cà chua dán nhãn an toàn của một vùng rau nổi tiếng ở Hà Nội, nhưng gia đình vẫn bị ngộ độc. Bởi vậy, thay vì đưa ra quá nhiều hệ thống tiêu chuẩn chất lượng rắc rối, nên thực hiện kiểm soát tốt chất lượng nông sản với hệ thống tiêu chuẩn hiện có, bảo đảm nông sản thực phẩm an toàn từ sản xuất tới tay người tiêu dùng.

Bài học nhiều nông dân miền Nam từ bỏ sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) vì phí chứng nhận quá cao, trong khi sản phẩm khó tiêu thụ cho thấy, việc đưa ra một hệ thống nào đó chưa chắc sẽ được người sản xuất chấp nhận và cũng chưa chắc đã kiểm soát được chất lượng. Vì vậy, trước hết cần tập trung hoàn thiện, nhân rộng các mô hình sản xuất an toàn theo VietGAP.

Hoàng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm