Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ vọng cổ phiếu “ăn uống”

Chủ nhật, 11/09/2011 - 12:39

(Thanh tra) - Năm 2011 được xem là năm sóng gió đối với các doanh nghiệp niêm yết (DNNY). Tuy nhiên, vẫn có những nhóm ngành được dự báo có khả năng đạt kết quả kinh doanh tốt, thậm chí là có sự tăng trưởng đột biến trong thời gian còn lại của năm. Đó là những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thực phẩm, đồ uống.

Chọn mã ngành nào cho giai đoạn cuối năm

Những tháng đầu năm 2011, kinh tế vĩ mô đối mặt với rất nhiều khó khăn. Lạm phát tăng cao, tỷ giá USD/VND biến động mạnh buộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải phá giá tiền đồng thêm 9,3%. Lãi suất huy động và cho vay liên tục đứng ở mức cao. Trong khi đó, tình hình chính trị tại các nước thuộc khu vực Bắc Phi và Trung Đông diễn biến ngày càng phức tạp cũng đã đẩy giá dầu và giá vàng tăng cao. Do đó, các chính sách điều hành mà Chính phủ đưa ra trong năm nay chủ yếu hướng về mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội hơn là mục tiêu tăng trưởng.

Một trong những thông điệp rõ ràng nhất là NHNN đã bắt đầu thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ khi đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay dưới 20%. Thông điệp này cho thấy, năm 2011 sẽ là năm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ khá triệt để. Như vậy, tác động trước mắt và tất yếu là những DNNY có hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay sẽ càng khó khăn hơn.

Ngược lại, năm 2010 cũng có thể được xem là năm khó khăn của DNNY, thống kê của Công ty Chứng khoán (CTCK) Âu Việt cho thấy, cơ cấu tài sản cũng như nguồn vốn của các DNNY không có sự thay đổi đáng kể, mặc dù chi phí lãi vay tăng cao. Điều này cho thấy, DNNY vẫn xoay xở tốt để đảm bảo cơ cấu tài sản, nguồn vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, lợi nhuận ròng trong năm này của DNNY mặc dù tăng 22% so với năm 2009 nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng của doanh thu và nếu tính theo tỷ trọng doanh thu thì lợi nhuận sau thuế giảm hơn 1,4%. Điều này cho thấy, phần nào hiệu quả hoạt động trong năm 2010 đã giảm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 18,45%, giảm mạnh so với mức 19,93% của năm 2009. Trong đó, nhóm ngành thực phẩm và đồ uống có sự đột biến đáng kể về hiệu quả hoạt động với ROE (Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Vốn cổ phần thường) đạt 21% so với mức 12,2% năm 2009.

Trong khi đó, kết quả kinh doanh của nhóm ngành dịch vụ tài chính lại giảm mạnh (chỉ đạt 3,9%). Đây cũng là mức thấp nhất so với các ngành khác. Nguyên nhân chính là do diễn biến bất thường của thị trường chứng khoán (TTCK) làm hoạt động tự doanh của các CTCK bị thua lỗ. Như vậy, nếu so sánh hiệu quả hoạt động của các ngành có thể nhận thấy, trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn thì những nhóm ngành có thể chủ động thay đổi giá bán đầu ra và ngân hàng là nhóm ngành có nhiều lợi thế nhất.

Từ những yếu tố trên, có thể khẳng định rằng, những nhóm ngành nào ít bị ảnh hưởng bởi lãi suất và lạm phát sẽ là những nhóm ngành có thể đạt được mức lợi nhuận tốt hơn những ngành còn lại trong năm 2011. Một số ngành như Điện, Nước, Xăng dầu, Khí đốt, Tài nguyên cơ bản, Truyền thông… chi phí đầu vào cũng tăng nhưng không thể chủ động trong việc tăng giá bán khiến cho hiệu quả hoạt động sụt giảm đáng kể.

Đối với ngành Hóa chất, tuy doanh thu không có nhiều đột biến nhưng mức độ tăng trưởng lợi nhuận lại khá cao. Lợi điểm của ngành này là giá dầu có thể tăng cao do tình hình bất ổn chính trị tại một số khu vực trên thế giới.

Ngược lại, ngân hàng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất từ chính sách thắt chặc tiền tệ của Chính phủ. Trong bối cảnh này, các ngân hàng nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh nhưng lại là cơ hội cho các ngân hàng lớn mở rộng thị phần của mình.

Riêng nhóm ngành thực phẩm và đồ uống, nhờ khả năng chủ động trong việc thay đổi giá bán cao hơn so với mức độ tăng chi phí đầu vào nên có lợi thế đáng kể so với nhiều ngành còn lại.

Theo thống kê của CTCP Tư vấn Đầu tư Cây Cầu Vàng, thị trường có đến gần 20 mã liên quan đến ngành thực phẩm, đồ uống như VNM, HNM (sản phẩm sữa), HAD, HAT, IFS, SCD, THB, VDL, VTL (rượu bia nước giải khát), CAN, IDI, KTS, MCF, SCG, VCF, VLF (chế biến thực phẩm), BBC, HHC, KDC (bánh kẹo). Trên thực tế, chỉ có khoảng hơn 10 doanh nghiệp thực sự nằm trong nhóm mã ngành này; bao gồm BBC, HHC, HNM, IFS, KDC, SCD, TAC, THB, TRI, VNM, VTL.

Hồ Đạt

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm