Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khó dẹp tình trạng kinh doanh bẩn

Thứ năm, 12/04/2012 - 06:37

(Thanh tra) - Tình trạng sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng đã trở thành phổ biến và ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp (DN) kinh doanh chân chính bức xúc gọi cách làm ăn phi pháp này là hình thức “kinh doanh bẩn” và rất khó dẹp.

Công an khám xét, bắt giữ rượu ngoại nhập lậu

Ngày 29/3, lực lượng Công an và Chi cục QLTT TP. Hà Nội đã bắt giữ vụ buôn bán vận chuyển hàng giả thực phẩm chức năng Lishou trên đường vận chuyển về kho cất giữ, tổng trị giá lô hàng gần 1,1 tỷ đồng.

Lô hàng trái phép gồm 12 thùng, tổng số 1.748 lọ, mỗi lọ có 40 viên nén, trên mỗi gói hàng đều dán tem chống hàng giả, trong đó một số thùng bao bì gắn nhãn mác do Công ty CP phần thiết bị Phú Hải, tại 11, ngõ 131/29A Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, nhập khẩu và phân phối. Theo Công ty Phú Hải, Công ty đã ngừng nhập khẩu và phân phối sản phẩm này từ ngày 05/9/2011 sau khi Bộ Y tế có văn bản đình chỉ lưu hành vì có hàng loạt thông tin về thực phẩm chức năng giảm béo Lishou có chứa hoạt chất sibutramine đe dọa tính mạng con người. Lô hàng cấm với số lượng lớn vẫn lọt vào thị trường Hà Nội hiện đang được cơ quan chức năng truy suất để tìm người chịu trách nhiệm.

Ông Trần Hồng Thắng, Trưởng phòng kế hoạch Công ty Nón Sơn cho biết, hàng của Công ty có đăng ký độc quyền về kiểu dáng, nhưng mấy năm nay sản phẩm bị làm giả từ mẫu mã, lô gô, họa tiết nhỏ đến cả tem chống hàng giả với số nhiều. Khi sản phẩm bị làm giả, ông Thắng cho biết, DN tự vệ chỉ bằng cách phát đi thông báo với khách hàng cách nhận biết hàng thật hàng giả, nếu khách hàng không nhận được cảnh báo báo thì chỉ còn cách “chịu trận” cùng với nhà sản xuất. 

Công ty TNHH Mỹ phẩm Hân Ngọc, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, chuyên phân phối mỹ phẩm Thái Lan, gần đây sản phẩm đã bị làm giả khá nhiều. Khi phát hiện sản phẩm bị làm giả, DN dùng tem chống hàng giả dán lên sản phẩm thì tem chống giả cũng bị làm giả. Ông Đinh Lê Hoàng Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Mỹ phẩm Hân Ngọc cho biết, trước đây tem chống hàng giả in màu trắng bị làm giả, Công ty chuyển sang dùng tem màu vàng thì người bán lại nói với khách hàng hàng dán tem vàng là hàng loại 3 của Hân Ngọc, giá thấp hơn một nửa hàng thật.

Ông Phan Duy Đức, Giám đốc Công ty Hiếu Giang cho biết, đất sạch nhái sản phẩm của Hiếu Giang do Công ty Đại Tín Long An, sản xuất giả từ bao bì, nhãn hiệu. Trong lúc giá hàng của Hiếu Giang là 17.500 đồng/bao, thì đất sạch giả Đại Tín chỉ có giá 15.500 đồng. Thành phần của đất sạch giả chủ yếu là tro trấu, mùn xơ dừa pha trộn với một số tạp chất khác. Công ty Đại Tín Long An thuê một ngôi nhà của nông dân để làm nơi sản xuất, công cụ pha trộn là cuốc, xẻng và đóng gói sản phẩm bằng tay. Trước sự phản ứng quyết liệt của DN Hiếu Giang, Công ty Đại Tín Long An lập tức biến mất. 

Hàng giả, nhái, hàng cấm, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng quá lớn, đồng thời làm tê liệt cả hoạt động kinh doanh chân chính của DN, và khi bị xâm hại hầu hết đều đấu tranh một cách yếu ớt.

Ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vina, đơn vị sở hữu Công ty truyền thông chống hàng giả Việt Nam và in tem chống hàng giả cung cấp cho các DN nhìn nhận, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ gần đây đang hết sức phức tạp, nhất là tại TP. Hồ Chí Minh. Hành vi vi phạm xảy ra nhiều ở các mặt hàng có lãi cao, dễ bịp người mua như thuốc tây, phân bón, mỹ phẩm, giầy dép, quần áo, hàng tiêu dùng.

Tại TP. Hồ Chí Minh, hàng dởm tiêu thụ mạnh tại các quận nội thành, trong đó có các chợ đầu mối và trung tâm thương mại như Kim Biên, An Đông, Bến Thành, Tân Bình, Bình Tây, Trung tâm Thương mại Sài Gòn Square. 

Hàng giả, hàng nhái, hàng lậu kiểm tra tới đâu phát hiện tới đó và ngày càng gia tăng. Thông tin từ Chi Cục QLTT  TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong Quý I/2012, cơ quan này đã thu giữ 807.355 đơn vị sản phẩm hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả và 113,836 tấn hàng hóa, trong đó có 43.111 bao thuốc lá ngoại, 3.177 chai rượu ngoại nhập lậu, rượu đông dược quá hạn sử dụng, rượu không công bố chất lượng; 14.208 hộp, chai mỹ phẩm các loại nhập lậu, giả nhãn hiệu;  792 chiếc  điện thoại di động; 15.702 cái phụ tùng xe máy các loại; 53.654 chiếc và 4.327 kg quần áo các loại; 29.923 kg hóa chất phần lớn dùng cho công nghiệp. Tổng  giá trị tiền xử phạt hàng hóa vi phạm trong Quý lên tới hơn 50 tỷ đồng, một con số thật sự không nhỏ đối với các công ty sản xuất hàng tiêu dùng chân chính khi bị hàng dởm thôn tính thị trường. 

Năm 2011 số lượng  sản xuất và nhập khẩu phân bón cả nước đạt khoảng 9,8 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nước chiếm 5,645 triệu tấn, số còn lại là nhập khẩu. Mỗi năm bình quân lực lượng QLTT cả nước xử lý trên 300 vụ vi phạm về chất lượng, giả nhãn hiệu phân bón. Ông Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết, thời gian gần đây nhiều loại phân bón bị làm giả với số nhiều, đặc biệt là phân kali. Để sản xuất phân kali giả, chỉ cần mua gạch non về nghiền thành bột trộn với muối, bột màu là thành phân kali để cung cấp cho thị trường.

Theo ông Lê Quốc Phong, sở dĩ phân bón giả tràn lan trên thị trường là do việc cấp phép cho DN quá dễ dãi và ai cũng có thể đứng ra lập công ty sản xuất phân bón được, khâu hậu kiểm lại không chặt, trong khi mức xử phạt vi phạm trong sản xuất kinh doanh phân bón chỉ ở mức 40 - 50 triệu đồng/vụ. Tiền phạt chả thấm vào đâu so với lợi nhuận khổng lồ do làm hàng giả thu được.  

Chi Cục trưởng Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh Đặng Văn Đức cho biết, tình trạng sản xuất hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay rất tinh vi, phổ biến là sử dụng sản phẩm, nguyên liệu giá rẻ trộn với hàng thật để cho ra sản phẩm giả. Sản xuất hàng giả, hàng nhái hiện đã phát triển thành quy mô công nghiệp, có sự sự phân công chặt chẽ từ sản xuất nguyên liệu, bao bì, tem chống giả tổ chức sản xuất dưới dạng hàng gia công với đối tác nước ngoài và thuê cả công ty luật để tư vấn.

Tại thị trường nội địa, hàng nhập lậu còn phức tạp, chưa giảm về số vụ việc và trị giá hàng hóa phát hiện; hàng giả, hàng kém chất lượng cũng chưa giảm bao nhiêu. Theo ông Đức, tình hình kinh tế khó khăn, hàng giả, kém chất lượng xuất hiện nhiều hơn.

Chống hàng giảm, hàng lậu, gian lận thương mại là cuộc chiến dài hơi, tốn nhiều nhân lực, tiền của để dẹp trừ. Ngoài tăng cường nhân lực, theo các chuyên gia, một số văn bản pháp quy trong lĩnh vực này không còn phù hợp với tình hình thực tế cần phải được thay đổi. Đặc biệt là nâng cao mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, ông Ngô Bách Phong, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh cho rằng, hình thức kinh doanh bẩn ngày càng phát triển một phần là do DN thụ động, hoặc thiếu hợp tác với các cơ quan chức năng để đấu tranh để đòi quyền lợi, một phần người tiêu dùng chưa nhận thức được vai trò của mình gắn với quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ phải tự kiểm tra thông tin sản phẩm trước khi mua sắm và mang nặng tâm lý hám rẻ.


Thái Bảo - Thuỵ Khê

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024
Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm