Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kết quả kinh doanh của một số ngân hàng thương mại: Lỗ do đâu?

Thứ bảy, 04/02/2012 - 13:51

Ngay những ngày đầu tiên của năm 2012, một loạt ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh của năm 2011 với tín hiệu buồn khi mức lỗ lên đến hàng chục tỷ đồng. Các chuyên gia tài chính lo ngại, với thực trạng đã và đang diễn ra trên thị trường tiền tệ, ngành ngân hàng sẽ còn phải đối diện với nhiều rủi ro khác nữa.

Ngay những ngày đầu tiên của năm 2012, nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh của năm 2011 với tín hiệu buồn khi mức lỗ lên đến hàng chục tỷ đồng Ảnh: Hoàng Long

 Nhiều ngân hàng báo lỗ năm 2011

Đầu năm 2012 này, ngành ngân hàng đón nhận những tín hiệu không vui bởi khá nhiều ngân hàng thương mại công bố kết quả kinh doanh với mức lỗ khá cao. Cụ thể, theo báo cáo kết quả kinh doanh quý III – 2011 của Ngân hàng Tiên phong (TienPhong bank), ngân hàng này lỗ hơn 50,6 tỷ đồng từ thu nhập lãi thuần; hoạt động dịch vụ lỗ hơn 70 tỷ đồng, lỗ thêm hơn 40 tỷ đồng so với quý II năm 2011. Tương tự, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) cũng lỗ hơn 41 tỷ đồng trong quý IV-2011, do chi phí hoạt động tăng mạnh cùng với trích lập dự phòng hơn 132 tỷ đồng. Đặc biệt, đối với Habubank, hoạt động ngoại hối của ngân hàng này còn lỗ hơn 18,6 tỷ đồng. Habubank cũng là ngân hàng đầu tiên thông báo lỗ trong quý IV -2011.

Đi tìm căn nguyên của thực trạng nói trên, một chuyên gia cho rằng, không khó để nhận ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc báo lỗ của các ngân hàng là do năm qua, để giữ chân khách hàng gửi tiền, nhiều ngân hàng đã phải huy động một số lượng lớn tài khoản cho việc chi phí vốn. Suốt một năm qua, các ngân hàng đã phải huy động vốn với mức lãi suất 14% và trên thực tế, mức này còn cao hơn nhiều khi các ngân hàng buộc phải xé rào lãi suất để thu hút tiền gửi về phía mình nhằm giải quyết vấn đề căng thẳng thanh khoản. "Chính bởi vậy, các ngân hàng sẽ không thể có lãi bởi chi phí vốn quá nhiều”. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nghi ngờ: Con số những ngân hàng báo lãi hồi giữa năm 2011 đều chỉ là trên giấy, thực tế sẽ không có nhiều ngân hàng lãi nổi với mức chi phí vốn cao như vậy, nhất là trong thời buổi nền kinh tế khó khăn như suốt năm 2011 vừa qua.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, một nguyên nhân nữa không thể không nhắc đến đó là tình trạng nợ xấu tăng quá cao trong năm 2011, khiến các ngân hàng bắt buộc phải trích lập chi phí dự phòng rủi ro và chính nó (chi phí dự phòng rủi ro) đã ăn vào tiền lời của các ngân hàng trong cả năm qua. Song, trên thực tế, hầu hết các ngân hàng lại không phản ảnh chính xác con số nợ xấu của ngân hàng mình. Không khó để nhận ra rằng, thực trạng của nền kinh tế trong năm 2011 cùng với những khó khăn của thị trường tiền tệ (mức lãi suất cho vay cao ngất ngưởng – PV) đã đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng "không lối thoát”. Và đây chính là lý do dẫn đến các doanh nghiệp không thể trả nợ ngân hàng. Nợ xấu, do vậy tăng cao trong năm qua. Ngoài ra, nợ xấu năm 2011 là hệ lụy của nhiều năm kinh doanh về trước do ngành ngân hàng tăng trưởng quá nóng. Điều này vô hình trung đẩy các ngân hàng vào tình trạng buộc phải chấp nhận những rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro về nghiệp vụ. Đặc biệt là rủi ro về tín dụng là rủi ro rất lớn trong vấn đề tăng trưởng nhanh. Giờ đây, giới chuyên gia còn lo ngại, những phản ảnh trên sổ sách về vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thương mại vẫn chưa thực sự là con số chính xác, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Đây chính là nguy cơ dẫn đến con số ngân hàng báo lỗ sẽ không chỉ dừng lại ở vài ba ngân hàng nói trên, khi số nợ xấu thực tế được phơi bày. Ngoài ra, những yếu bất cập về dịch vụ, cạnh tranh đồng vốn không lành mạnh giữa các ngân hàng trong năm qua... cũng là yếu tố dẫn đến việc sinh lời thấp, thua lỗ của các ngân hàng.

Đầu năm 2012 nhiều ngân hàng thương mại công bố kết quả kinh doanh với mức lỗ khá cao. Ảnh: TL

Cần để thị trường tự điều tiết

Ai cũng nhận ra, muốn giảm thiểu những rủi ro nói trên thì phải giảm nợ xấu, giảm thiểu chi phí phòng ngừa rủi ro, giảm chi phí vốn... nhưng để làm được điều đó lại cực kỳ khó. Khi mà mặt bằng lãi suất chưa thể giảm, khi vấn đề thanh khoản trong hệ thống các ngân hàng vẫn còn căng thẳng, và đặc biệt, khi chỉ số lạm phát vẫn còn quá cao... thì tất cả những mục tiêu trên đều rất khó có thể thực hiện.

Những bất cập nói trên cho thấy sự cấp bách trongcải tổ toàn ngành ngân hàng. Nhận định về những giải pháp để giảm thiểu những rủi ro nói trên đối với ngành ngân hàng, chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu phân tích: "Cho đến thời điểm này, khi chỉ số lạm phát quá cao, chúng ta cũng không mong sự can thiệp của bàn tay Ngân hàng Nhà nước sẽ có thể hoàn toàn giải quyết được. Sự can thiệp của Nhà nước chỉ giải quyết trong một thời điểm nào đó, phần còn lại, trong thời gian ngành ngân hàng đang đi vào tiến trình tái cơ cấu, hãy để thị trường tự điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại. Khi đó ngân hàng yếu sẽ bị đào thải theo diễn biến của thị trường, còn các ngân hàng khác nếu đứng vững được thì sẽ tiếp tục phát triển”.

(Theo Đaiđoanket.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…

TC

08:25 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm