Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hướng tới những ngành sản xuất chế tạo có giá trị gia tăng cao

Thứ ba, 13/12/2011 - 18:12

(Thanh tra) - Việt Nam cần một chính sách công nghiệp chú trọng chuyển đổi cơ cấu hướng tới những ngành sản xuất chế tạo có giá trị gia tăng cao để có thể duy trì mức độ tăng trưởng hiện tại một cách lâu dài. Đó là khuyến cáo được đưa ra của “Báo cáo cạnh tranh công nghiệp Việt Nam 2012” được Bộ Công Thương và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) công bố ngày 13/12.

Ảnh minh họa: Việt Nam chủ yếu sản xuất các sản phẩm hàng hóa công nghiệp dựa vào nguồn tài nguyên

Báo cáo được kỳ vọng “sẽ trở thành một tài liệu hữu ích, có thể giúp các nhà hoạch định chính sách trong việc hoạch định chính sách công nghiệp và thương mại đáp ứng yêu cầu của thực tế khách quan trong giai đoạn phát triển công nghiệp mới của Việt Nam” như ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.Tăng trưởng ấn tượngViệt Nam là một trong số những quốc gia tiến bộ nhanh nhất thế giới trong bảng xếp hạng hiệu suất công nghiệp của UNIDO, tăngn 14 bậc chỉ trong vòng 4 năm, xếp thứ 58 trong tổng số 118 quốc gia. Vượt qua những đối thủ cạnh tranh lớn với truyền thống công nghiệp hóa lâu đời như Ai Cập, Morocco và Nga, Việt Nam được đánh giá là đang trở thành một ngôi sao sáng trên thị trường sản xuất chế tạo toàn cầu.Hiệu suất của hoạt động sản xuất chế tạo giá trị gia tăng tại Việt Nam cũng rất ấn tượng. Trong giai đoạn từ 2000 - 2009, con số này tăng vọt từ 5,8 tỷ USD lên 15,4 tỷ USD, là một kỳ tích mà chỉ Trung Quốc và Campuchia đạt được. Tuy nhiên, mở rộng quy mô công nghiệp đòi hỏi chuyển đổi cơ cấu hướng tới những ngành công nghiệp tinh vi hơn và không chỉ là sự chuyển đổi từ nông nghiệp sang sản xuất chế tạo. Các chuyên gia hoài nghi việc Việt Nam tiếp tục có tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng nếu duy trì sự tập trung chế tạo các sản phẩm dùng nhiều lao động.Lễ công bố “Báo cáo cạnh tranh công nghiệp Việt Nam 2012” Cần tái hoạch định các chính sách và chiến lược công nghiệpTăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng sản xuất chế tạo của Việt Nam trong những thập kỷ gần đây vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, mô hình thương mại của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu và công nghệ nội địa còn hạn chế.Trong giai đoạn 2000 - 2009, nhập khẩu các sản phẩm chế tạo của Việt Nam tăng 19% hàng năm, gần bằng tỷ lệ tăng trưởng cùng kỳ của xuất khẩu các sản phẩm chế tạo. Một con số đáng lo ngại nữa là sự thâm hụt thương mại trong các ngành sản xuất chế tạo với công nghệ tinh vi. Đặc biệt, với nhóm sản phẩm năng động, Việt Nam là quốc gia nhập siêu. Trong cùng năm, giá trị xuất khẩu những sản phẩm năng động ở mức 5,5 tỷ USD thì nhập khẩu vượt quá mức 13 tỷ USD. Việt Nam thâm hụt thương mại ở 14 trong tổng số 20 danh mục sản phẩm năng động nhất.Kể từ thời điểm ký Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Mỹ, Việt Nam đã đa dạng hóa các điểm đến xuất khẩu. Tuy nhiên, theo đánh giá của báo cáo, đến nay FTA vẫn chưa biến sự đa dạng hóa thành những hoạt động mới, hiệu quả hơn. Tự do hóa thương mại không đủ sức kích hoạt chuyển đổi cơ cấu. Trong số 10 quốc gia được xếp hạng đa dạng hóa sản phẩm, Việt Nam xếp thứ 8. Đây là mối quan ngại cho lĩnh vực xuất khẩu vì nó sẽ khiến Việt Nam dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng và sự cạnh tranh.Do đó, Việt Nam cần có khả năng chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất và xuất khẩu nhanh chóng để thích nghi với những thay đổi của nhu cầu quốc tế. Cần quan sát và thích nghi để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường để thể hiện mức độ sẵn sàng cạnh tranh. Việc thúc đẩy các ngành công nghiệp nội địa và nâng cao hàm lượng công nghệ của hàng hóa xuất khẩu là lựa chọn tốt nhất để thu hẹp khoảng cách thương mại này. Chính sách công nghiệp ở Việt Nam: Một quan điểm truyền thống Từ năm 1995, Việt Nam đã hoạch định khoảng 80 chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển cho nhiều ngành công nghiệp độc lập. Việt Nam không hề thiếu các chính sách phát triển công nghiệp, nhưng lại thiếu một kế hoạch thực hiện hiệu quả để kết hợp một cách hài hòa các chính sách này có tính đến những nhu cầu công nghiệp. Chính sách hiện tại đã vạch ra những mục tiêu cho các ngành với các biện pháp hỗ trợ, nhưng không thể thực hiện được một cách triệt để do thiếu các nguồn lực. Đại Dương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm