Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hoàn chỉnh bản đồ gen cây lúa

Thứ bảy, 05/01/2013 - 20:49

(Thanh tra) - Một nhóm nghiên cứu Trung Quốc và Nhật Bản vừa công bố “bản đồ hoàn chỉnh” về các biến thể gen của cây lúa, nguồn cung cấp lương thực cho một nửa dân cư trên hành tinh. Nghiên cứu cho thấy, giống lúa chủ yếu hiện nay có nguồn gốc từ vùng châu thổ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.

Nghiên cứu kể trên là kết quả của việc phân tích tỉ mỉ mã di truyền - ADN của hơn 1.000 giống lúa trồng (bao gồm hai tiểu nhóm indica và japonica) và gần 500 giống lúa hoang (thuộc nhóm Oryza rufipogon), tổ tiên của các giống lúa trồng hiện nay.

“Theo dự đoán của FAO, để bảo đảm an ninh lương thực đối với một phần quan trọng của cư dân toàn cầu, sản lượng lúa phải tăng gấp đôi, vào khoảng năm 2030 và cần phải phát triển các giống lúa có sản lượng cao hơn.”


Theo các nghiên cứu, gần như tuyệt đại đa số cây lúa được trồng hiện nay là thuộc về giống Oryza sativa L., được gọi chung là “lúa châu Á”. Giống này được phân thành hai tiểu nhóm là indica và japonica. Lúa thuộc tiểu nhóm japonica có hạt ngắn và dính (tức lúa nếp), trong khi đó tiểu nhóm indica có hạt dài và không dính (tức lúa tẻ).

Điều được các nhà nghiên cứu trong ê kíp kể trên cùng chấp nhận là, giống lúa được trồng hiện nay có nguồn gốc từ giống lúa hoang Oryza rufipogon, cách đây hàng nghìn năm. Tuy nhiên, nguồn gốc và quá trình thuần hóa giống lúa này vẫn còn là chủ đề tranh luận.

Về nguồn gốc của tiểu nhóm Oryza sativa japonica, tức là giống lúa trồng ra đời đầu tiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giống lúa này được thuần hóa bắt đầu từ các cây lúa hoang ở miền Nam Trung Quốc, khu vực trung tâm đồng bằng sông Châu Giang, hay còn gọi là Việt Giang, thuộc hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay.

Tiếp theo đó, giống lúa thuộc tiểu nhóm japonica được lai với các loài lúa hoang tại miền Nam châu Á và Đông Nam Á để tạo thành các loại lúa thuộc tiểu nhóm indica.

Hiện tại, trên thế giới có khoảng 155 triệu hecta dùng để trồng lúa, sản xuất ra 720 triệu tấn lúa/năm, trong đó 90% là ở châu Á.

Theo dự đoán của FAO, để bảo đảm an ninh lương thực đối với một phần quan trọng của cư dân toàn cầu, sản lượng lúa phải tăng gấp đôi, vào khoảng năm 2030 và cần phải phát triển các giống lúa có sản lượng cao hơn.
Ngoài hai tiểu nhóm giống lúa lớn kể trên, tại châu Phi còn một giống lúa với số lượng ít, có tên khoa học là Oryza glaberrima, thường được gọi là “lúa Châu Phi”.

Theo dự báo FAO vừa công bố, sản lượng lương thực thế giới năm 2012 có thể giảm đến 2,6% so với năm ngoái. Điều này có nghĩa là lượng lương thực dự trữ toàn cầu sẽ giảm đáng kể vào cuối mùa thu hoạch năm 2013, với khoảng 28 triệu tấn bị hụt đi.

Số liệu của FAO cũng cho biết, giá thực phẩm tăng nhẹ từ tháng 9. Trong những tháng gần đây, giá ngô và đậu tương tăng vọt, do nạn hạn hán kỷ lục tại Hoa Kỳ. Khả năng thiếu mưa tại Nga và vùng Biển Đen gây ra các lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực mới.

Thế giới hiện có khoảng 155 triệu hecta dùng để trồng lúa trên thế giới, sản xuất ra 720 triệu tấn lúa/năm, trong đó 90% là ở châu Á. Để bảo đảm an ninh lương thực đối với một phần quan trọng của cư dân toàn cầu, sản lượng lúa phải tăng gấp đôi, vào khoảng năm 2030 và cần phải phát triển các giống lúa có sản lượng cao hơn.


Khôi Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Mai vàng xuống phố đón Tết

Bình Định: Mai vàng xuống phố đón Tết

(Thanh tra) - Còn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các nhà vườn trồng mai trên địa bàn thị xã An Nhơn - nơi thủ phủ mai vàng lớn nhất miền Trung đang tất bật công việc bàn giao để các thương lái vận chuyển mai vàng ra thị trường Tết tiêu thụ...

Ngọc phó

10:00 19/01/2025
Bình Định: Đón hai nhà thầu quốc tế lớn hướng đến phát triển thành điểm du lịch siêu sang

Bình Định: Đón hai nhà thầu quốc tế lớn hướng đến phát triển thành điểm du lịch siêu sang

(Thanh tra) - Đầu năm 2025, tỉnh Bình Định đã vinh dự chào đón hai nhà đầu tư quốc tế lớn, ông Roland Staub, Chủ tịch Quỹ đầu tư Finance Suisse có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ và ông Timur Mohamed, Chủ tịch Công ty Palmer Johnson, đơn vị hàng đầu thế giới về sản xuất siêu du thuyền có trụ sở tại Monaco. Chuyến thăm này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực đưa Bình Định trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch siêu sang trọng tại khu vực và trên toàn thế giới.

23:08 17/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm