Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 18/05/2012 - 09:22
(Thanh tra)- Việc áp dụng nhiều mô hình sản xuất chè theo hướng an toàn (VietGap) của Thái Nguyên đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, tăng giá trị sản phẩm và cải thiện đáng kể đời sống người trồng chè. Thương hiệu chè Thái Nguyên được tôn vinh là thương hiệu mạnh của chè Việt Nam.
Đồng chè Thái Nguyên
*Cơ sở sản xuất chè đầu tiên đạt chuẩn quốc tế UTZ Certified.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), những năm qua, Thái Nguyên là tỉnh có nhiều mô hình sản xuất chè VietGap. Đây là tỉnh triển khai chương trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) trên cây chè rất sớm. Đến thời điểm này đã có 300 khóa đào tạo IPM, trong đó có một số khóa đào tạo giảng viên IPM trên địa bàn.
Sở NN&PTNT Thái Nguyên cho biết, 2 mô hình sản xuất chè an toàn đầu tiên ở địa phương từ năm 2008 được thực hiện tại Hợp tác xã (HTX) Chè Minh Lập và Cty Cổ phần Chè Vạn Tài với tổng diện tích 20ha đã thu hút sự tham gia của 72 hộ nông dân. 1 năm sau, chè VietGap đã lan rộng sang HTX Tân Thành, xã Hòa Bình “kéo” 20 hộ vào cuộc trồng gần 9ha, nâng sản lượng lên 60 tấn chè búp khô vào cuối vụ trồng.
Để mở rộng diện tích chè có chứng nhận VietGap, năm 2011, 3 nhóm hộ và HTX tại các xã: Hồng Thái, Tân Cương; xóm Làng Chủ, Trung Hội, Định Hóa và xóm Hương Hội, Sơn Phù, Định Hóa lần lượt triển khai trên 5ha, 2,7ha và 5ha với sản lượng chất lượng chè cao hơn đáng kể so với mô hình trồng chè thông thường.
Đại diện Sở NN&PTNT Thái Nguyên khẳng định: Thời gian này, Sở đã phối hợp với Tổ chức Solidaridad (Hà Lan) hỗ trợ HTX Chè Tân Hương thuộc TP Thái Nguyên tổ chức sản xuất 10,3ha chè an toàn đã đem lại sản lượng gần 28 tấn chè búp. Đây là đơn vị sản xuất chè đầu tiên của Việt Nam được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế UTZ Certified.
Thực tế, việc triển khai các mô hình trồng chè VietGap ở Thái Nguyên đã làm tăng đáng kể năng suất và chất lượng chè. Bước đầu, các mô hình đã làm tăng khoảng 10 - 15% giá trị trên cùng đơn vị diện tích so với sản xuất chè thông thường. Việc thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống chè kết hợp với trồng chè theo VietGap đã kéo giá trị bình quân của sản xuất chè lên khá cao đạt khoảng 70 triệu đồng/ha. Thậm chí, một số mô hình như TP Thái Nguyên, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương… đã đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha.
Nhiều hộ nông dân cho biết, với những diện tích trồng mới và trồng lại các giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt thì người trồng chè được trợ giá 30% với giống chè. Đặc biệt từ năm 2010 đến nay, mức hỗ trợ giá giống là 100%. “Chúng tôi còn được cán bộ khuyến nông của tỉnh xuống tận đồng chè tuyên truyền hướng dẫn các kỹ thuật mới, tiến bộ trong canh tác, chuyển đổi giống và được cử đi học các lớp học trồng chè an toàn. Những việc đó giúp chúng tôi có điều kiện để nâng cao giá trị sản xuất”, một hộ trồng chè VietGap chia sẻ.
Điều đáng nói là, hiện diện tích chè VietGap không tập trung gây hạn chế khả năng giám sát chéo giữa các hộ dân; khu vực bảo quản chế biến chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức và việc tiêu thụ chè an toàn còn hạn chế…
Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Thái Nguyên, để duy trì và nhân rộng diện tích chè an toàn trong những năm tiếp theo cần đẩy mạnh tuyên truyền và tập huấn về VietGap để nông dân biết, thực hiện. Đồng thời, có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và các nhà khoa học giúp đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm theo hướng VietGap và phải xây dựng trang thông tin danh sách các cơ sở sản xuất chè an toàn.
Tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư xây dựng nhãn hiệu tập thể cho chè Thái Nguyên với 3 doanh nghiệp và 32 hộ nông dân đăng ký nhãn hiệu chung này. Đồng thời, thương hiệu chè Thái Nguyên cũng thường xuyên có mặt tại các hội chợ, triểm lãm để quảng bá, xúc tiến thương mại. |
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình