Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 08/11/2015 - 06:34
(Thanh tra) - Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành Đường sắt (ĐS) vẫn phải vừa tập trung thực hiện cổ phần hóa vừa thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện các dự án ĐS... Những dấu hiệu khả quan cho thấy, Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành ĐS trong tương lai đang được dần cụ thể hóa bằng nhiều giải pháp.
Đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 1 trong những mục tiêu dài hơi mà ngành ĐS hướng tới. Ảnh: Tràng An
Mục tiêu Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành ĐS hướng tới nhằm phát triển hệ thống giao thông vận tải (GTVT) ĐS đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý khai thác vận tải, công nghiệp và dịch vụ với trình độ cao; bảo đảm hoạt động ĐS thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả; tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Trong đó, theo các giai đoạn: Từ nay đến năm 2020;từ năm 2020 đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, định hướng cụ thể đã được đưa ra với con số khá ấn tượng. Từ năm 2020 đến năm 2030 sẽ đáp ứng khoảng 3% - 4% thị phần vận tải hành khách và 4% - 5% thị phần vận tải hàng hóa; đáp ứng khoảng 15% - 20% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Đồng thời, khai thác có hiệu quả ĐS hiện có, xóa bỏ các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và ĐS. Triển khai xây dựng mới tuyến ĐS tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160-200km/h), đường đôi khổ 1.435milimét, điện khí hóa, hạ tầng tuyến. Đây là cơ sở quan trọng để hiện thực hóa khả năng đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350km/h trong tương lai ở giai đoạn tầm nhìn 2050. Công nghệ chạy tàu này cũng là tiên tiến nhất mà các nước phát triển đang và sẽ duy trì.
Khi đó, những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc - Nam sẽ được ưu tiên xây dựng trước tùy theo khả năng huy động vốn. Đồng thời, các tuyến ĐS có nhu cầu vận tải lớn, các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp, du lịch... cũng sẽ được nghiên cứu, xây dựng. Tiếp tục xây dựng và đưa vào khai thác các dự án ĐS đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh...
Đường sắt Bắc - Nam sẽ được ưu tiên trong chiến lược phát triển dài hơi. Ảnh: Tràng An
Để đạt tới những mục tiêu này, Bộ GTVT đã xây dựng và ban hành kế hoạch hành động để giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện. Theo đó, ngoài 2 nhóm giải pháp về tăng cường công tác quản lý Nhà nước; nguồn nhân lực trong lĩnh vực ĐS thì nhóm giải pháp đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ĐS đóng vai trò cực kì quan trọng, có tính chất quyết định.
Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty ĐSVN đánh giá, kế hoạch 5 năm 2011-2015, mục tiêu đầu tư về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ĐS cơ bản được đáp ứng; các dự án đầu tư phù hợp với qui hoạch, kế hoạch, mục tiêu đề ra và nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đã được sử dụng có hiệu quả, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ. Một số dự án đã hoàn thành tốt, song do nguồn vốn hạn hẹp không đáp ứng yêu cầu, nên một số dự án lớn, công tác chuẩn bị dự án và triển khai còn chậm và một số dự án phải dừng triển khai. Tổng Công ty ĐSVN cũng đã chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp cụ thể giúp đạt và vượt nhiều chỉ tiêu do Nghị quyết đưa ra về an toàn ĐS như tai nạn ĐS giảm cả 3 tiêu chí trong 5 năm.
Tính đến hết 10 tháng năm 2015, ngành ĐS có nhiều dấu hiệu khởi sắc như vận chuyển hàng hóa đạt 5.471.000 tấn; vận chuyển 9.506.549 lượt hành khách, tổng doanh thu vận tải đạt 3.928,7 tỷ đồng. Ngoài ra, tỷ lệ tàu đi, đến đúng giờ của tàu khách Thống Nhất và tàu khách khu đoạn đều tăng so với cùng kỳ năm 2014...
Với những quyết tâm cho thấy ngành ĐS đang cụ thể hóa mục tiêu dài hơi, mang tính chiến lược bằng các giải pháp thực hiện theo từng tháng, từng quý, từng năm bằng các hoạt động nhỏ nhất.
Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền