Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 11/10/2011 - 21:11
(Thanh tra) - Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa phân bố ở đô thị, gần với thị trường tiêu thụ, phân bố xen lẫn dân cư, quy mô sản xuất hộ gia đình. Ô nhiễm của các doanh nghiệp này khác với các loại hình ô nhiễm khác, chúng xuất phát từ trong dân cư, rất khó kiểm soát. Đó là những thông tin được đưa ra và bàn thảo tại diễn đàn “Quản lý rác thải và thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa” được tổ chức sáng 11/10, tại Hà Nội.
Phần lớn các làng nghề đang là điểm nóng môi trường. Nguồn: Internet
Khó kiểm soát ô nhiễm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong thế kỷ 21, các doanh nghiệp (DN) tạo ra những sản phẩm ít các bon, thân thiện môi trường sẽ có lợi thế lớn trong xuất khẩu nói riêng và phát triển nói chung.
Bàn về việc quản lý chất thải trong DN nhỏ và vừa, ông Lê Minh Đức, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công thương cho biết, 90% DN của Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trung bình 25 lao động/DN. Các DN này dễ thay đổi, hạn chế về tài chính, công nghệ thấp, tỷ lệ phát thải cao, tiêu hao tài nguyên lớn, trình độ và năng lực quản lý có hạn.
90% DN nhỏ và vừa phân bố ở đô thị, gần với thị trường tiêu thụ, phân bố xen lẫn dân cư, quy mô sản xuất hộ gia đình. Ô nhiễm của các DN nhỏ và vừa khác với các loại hình ô nhiễm khác, chúng xuất phát từ trong dân cư, rất khó kiểm soát. Đặc biệt là với các doanh nghiệp dệt may, da giày và điện tử.
Với các DN dệt may, vấn đề môi trường chính là nước thải, nhất là khử màu nước thải. Trong khi đó, khó tiếp nhận dệt may, nhất là các công đoạn nhuộm và hoàn tất vào các khu công nghiệp. Khuynh hướng hiện nay là thành lập các khu công nghiệp dệt may chuyên biệt, mang tính chuyên ngành. Ngành Da giày sử dụng nhiều chất độc hại, các chất chứa kim loại nặng. Tồn tại lớn nhất là chất thải rắn khó phân hủy (cao su, mavia, vụn xốp, da,…). Với ngành Điện tử, phần lớn chất thải rắn điện tử xuất phát từ sản phẩm qua sử dụng. Trong đó, phần lớn là chất thải nguy hại, chứa kim loại nặng. Việt Nam hiện chưa có cơ sở xử lý chất thải điện tử chuyên trách. Chỉ riêng Thủ đô Hà Nội mỗi năm thải ra khoảng 7.259 tấn chất thải điện tử.
Hiện trên toàn quốc có 700 cụm công nghiệp các DN nhỏ và vừa đã hoạt động, tuy nhiên không rõ rệt chủ quản cụm công nghiệp. Phần lớn các cụm công nghiệp này thiếu hạ tầng môi trường cần thiết. Trong khi đó, phần lớn làng nghề không còn mang nội dung làng nghề truyền thống như ban đầu. Sản xuất công nghiệp đang dần thay thế làng nghề truyền thống, ở nơi không dành cho công nghiệp. Chủ thể quản lý môi trường làng nghề không rõ, nằm ngoài rất nhiều các quy định môi trường. Việt Nam hiện có khoảng 1.500 làng nghề, phần lớn đang là các điểm nóng môi trường, ô nhiễm nghiêm trọng.
Nhiều giải pháp cho môi trường không tốn tiền
Các hoạt động môi trường sẽ tạo sự khác biệt với các DN khác, lợi thế cạnh tranh dựa trên các khía cạnh môi trường; tránh việc phải đóng cửa và di dời cũng như sự phản đối của người dân, cộng đồng địa phương, bảo đảm sự phát triển bền vững cho DN.
Ông Lê Minh Đức cho biết, trong quá trình sửa Luật Bảo vệ môi trường hiện nay, các thiết kế về quản lý môi trường DN vừa và nhỏ được chú trọng: Một phần DN ô nhiễm nghiêm trọng sẽ phải di dời vào cụm công nghiệp. Các cụm công nghiệp này cần được quản lý như các khu công nghiệp. Làng nghề do chính quyền xã quản lý và được phân loại. Các cam kết bảo vệ môi trường được thay thế bằng tham vấn cộng đồng…
Các DN nhỏ và vừa có thể bắt đầu thực hiện ngay những giải pháp cho môi trường mà không phải tốn tiền. Trước hết là với việc giữ vệ sinh: Dụng cụ để đúng nơi, đúng chỗ, không để dò rỉ dầu mỡ, hóa chất ra đất, dọn vệ sinh hàng ngày, giữ gìn công ty sạch đẹp. Bảo vệ môi trường không chỉ thực hiện trong giai đoạn cuối mà có thể bảo vệ ngay từ việc thay đổi đầu vào: Tiết kiệm nước, năng lượng; các sáng kiến, cải tiến công nghệ giảm tiêu hao tài nguyên; sản phẩm tốt nhất, thiết kế bền vững…
Đặc biệt, theo các chuyên gia, các DN nhỏ và vừa của Việt Nam có tiềm năng tái chế và tái sử dụng như: Tái chế và tái sử dụng nước, thu hồi hóa chất trong da dày; thu hồi tái chế bụi bông, các chất thải rắn của ngành Dệt may, da giày; thu hồi tái sử dụng kim loại quý từ phế thải điện tử…
Để lôi cuốn mọi người vào các hoạt động này, cần làm rõ lợi ích từ hoạt động môi trường, nâng cao nhận thức lãnh đạo, hình thành văn hóa DN quy định ứng xử thân thiện với môi trường, tạo thương hiệu và những bảo đảm cho khách hàng; hương ước làng nghề quy định các hành vi ứng xử của DN…
Đại Dương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công ty Cổ phần Công nghệ Hải Nam Tech bị cấm thầu 3 năm tại thành phố Hải Phòng do có hành vi gian lận khi kê khai nhân sự trong hồ sơ mời thầu.
Đông Hà
19:52 15/12/2024(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa