Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 12/01/2013 - 11:31
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng với đại diện 19 hiệp hội nghề nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ diễn ra ngày 11/1.
Năm 2012, ngành Xây dựng gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Trần Quý
Đã có những dấu hiệu khởi sắc
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng, năm 2012, giá trị sản xuất xây dựng của cả nước ước đạt 720.170 tỷ đồng, tăng 9,6% so với 2011. Giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng năm 2012 ước đạt 179.301 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2011, tương đương 6,1% GDP cả nước…
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhận định, mặc dù còn nhiều khó khăn, mức tăng trưởng của các doanh nghiệp (DN) sụt giảm, nhưng ngành Xây dựng đã có những dấu hiệu khởi sắc.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng thông báo, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình, nhất là đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách, công trình quy mô lớn chuyển từ “hậu kiểm” sang “tiền kiểm” ngay từ khâu thiết kế, nhằm hạn chế các vi phạm dẫn đến lãng phí, thất thoát và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Trong lĩnh vực quản lý phát triển đô thị, sắp tới Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị nhằm điều chỉnh tổng thể các vấn đề trong quản lý đầu tư phát triển đô thị, từng bước lập lại trật tự phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, có lộ trình 5 năm, 10 năm, khắc phục tình trạng phát triển đô thị tự phát, phong trào, thiếu quy hoạch, kế hoạch, lãng phí nguồn lực xã hội như hiện nay… Nghị định cũng đề xuất mô hình khoa học về quản lý khu vực phát triển đô thị, có ban quản lý phát triển đô thị để xây dựng và kiểm soát kế hoạch phát triển đô thị, đảm bảo sự kết nối hạ tầng khung. Cho phép UBND các tỉnh được phép chuyển đổi quyền sử dụng đất khi có hạ tầng….
Chiến lược Phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã và đang đi vào cuộc sống. Lần đầu tiên chúng ta có một chiến lược nhà ở với tầm nhìn dài hạn, có những quan điểm chỉ đạo và cách tiếp cận mới mang tính đột phá đối với công tác phát triển nhà ở, giải quyết nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân. Theo đó, việc phát triển nhà ở không chỉ theo cơ chế thị trường mà Nhà nước có trách nhiệm can thiệp hoặc hỗ trợ để người dân có nhà ở, đặc biệt là những đối tượng thu nhập thấp, không có điều kiện mua nhà theo cơ chế thị trường…
Năm 2012, ngành cũng tập trung quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS), bắt bệnh để đưa ra các giải pháp chữa bệnh cho BĐS. Trong đó, tư tưởng chủ đạo là tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS phải gắn với thực hiện Chiến lược Phát triển nhà ở Quốc gia, mà trọng tâm là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định, những khó khăn của năm 2012 cũng chính là cơ hội để nhìn nhận lại những thiếu sót, yếu kém còn tồn tại, rút ra những bài học, kinh nghiệm, là thời cơ để tái cơ cấu các lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành.
Nhiệm vụ trong năm 2013
Năm 2013, nhiệm vụ chủ yếu của ngành là tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát trong đầu tư xây dựng, nhất là các dự án có vốn ngân sách Nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình; tập trung đổi mới nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kiểm soát chặt các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch; tập trung giải quyết tình trạng đóng băng thị trường BĐS gắn với thực hiện Chiến lược Phát triển nhà ở Quốc gia; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DN…
Nhấn mạnh vai trò, những đóng góp của các hiệp hội đối với công tác quản lý Nhà nước và sự phát triển chung của ngành, Bộ trưởng khẳng định: Bộ rất cần sự vào cuộc tích cực của các hội nghề nghiệp, sẵn sàng nghe ý kiến đề xuất, phản biện, kể cả những ý kiến trái chiều để cùng thảo luận, xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển…
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình