Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đua nhau xẻ sông đãi vàng

Thứ tư, 23/02/2011 - 15:30

(Thanh tra)- Nhiều năm qua, dòng sông Tà Làng đi qua xã Bla Hee của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bị bàn tay con người xé nát để tìm vận may mang tên "vàng sa khoáng". Môi trường bị hủy hoại mỗi ngày, còn chính quyền địa phương tỏ ra bất lực…

Mỏi mắt tìm vàng trên dòng sông Tà Làng

Giấc mơ đổi đời

Buổi chiều tối trung tuần tháng 2/2011, hàng trăm con người tay cuốc tay xẻng, sàng sắt đổ xuống sông Tà Làng. Dòng nước đục ngầu. Người già, trẻ nhỏ, chia nhóm chen nhau đào khoét sàng đãi vàng sa khoáng dài khắp cả đọan sông gần 1 km.

Anh Alăng Đớt, trạc hơn 40 tuổi cho biết, cách đây chừng 2 năm, người dân nghe chuyện một thanh niên đang làm công trình bờ kè ven sông nhặt được một hạt vàng sa khoáng chừng hơn một chỉ. Một đồn mười, mười đồn trăm, thế là người dân khắp các thôn của xã Bla Hee mang cuốc, xẻng, dụng cụ sàng đãi kéo nhau xuống sông. “Bình quân 2 người, mỗi ngày đãi được chừng phân vàng, bán được 250 - 300.000 đồng. Có ngày may mắn thì được gần 2 phân. Chính vì nhiều vàng nên ai cũng đua nhau xuống sông, có nhà chia nhau cả vài nhóm đãi cả ngày lẫn đêm”, Alăng Đớt nới.

Cách nhóm đãi của Alăng Đớt không xa, hai mẹ con chị A Lăng Seo cũng hì hục vừa súc vừa đãi, vừa cầu trời ban vận may cho mình. Chị Seo  nói rằng, vàng thì có thật, nhưng đâu phải ai cũng trúng. Để đãi được một phân cũng đỏ con mắt. Như 2 mẹ con chị, thấy người các thôn đi nhiều nên cũng lóc cóc theo sau xuống suối 4 tháng nay, nhưng đến nay mới chỉ đãi được chừng vài ba phân vàng. Có ngày được 1 ly, ngày 3 - 5 ly, còn hầu như về không. Tôi hỏi: “Chỉ đãi được ít vậy sao không ở nhà đi phát rẫy trồng màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm”? Chị Seo bảo: “Thì cũng gắng đãi thêm một thời gian nữa, biết đâu trời thương, có ngày trúng mánh, phát tài, phát lộc”!
   
Theo ghi nhận của chúng tôi, đoàn người đãi vàng đều chia thành các nhóm, có chỗ 2 người, một xúc, một đãi. Nhóm nào có người khỏe thì một người xúc, 2 - 4 người đãi, đều là anh em ruột thịt trong gia đình. Cuối mỗi ngày, đãi được bao nhiêu sẽ cùng nhau đem đi cân đo, đong đếm bán chia đều nhau. Trong số hơn một trăm con người chia thành hàng chục nhóm tìm vận may dưới lòng sông Tà Làng, chỉ có dăm bảy thanh niên là nam giới, còn lại nữ giới. Bởi, theo tục lệ của người dân tộc Cơ Tu, phụ nữ phải đi làm, còn đàn ông được ở nhà.

Người già, trẻ nhỏ, chia nhóm chen nhau đào khoét sàng đãi vàng sa khoáng dài khắp cả đọan sông gần 1 km.


Chính quyền bất lực
   
Trước vấn nạn đào vàng tự phát, chính quyền địa phương đã nhắc nhở nhiều, nhưng không hiệu quả. Từ tin đồn đến giấc mơ trúng vàng, người dân Bla Hee cứ kéo nhau bỏ nương, bỏ rẫy đổ xuống sông, xẻ nát dòng sông mỗi ngày.
   
Tôi chẳng biết câu trả lời của Alăng Đớt thật bao nhiêu phần trăm, chứ một số người cùng đãi vàng trên sông này lại có câu trả lời khác, lắc đầu theo kiểu tìm được vàng... vàng hết con mắt!

Nhóm đãi của chị Alăng Kheo, Alăng Thị Vinh và cháu nhỏ Alăng Don kể rằng: Dù chưa nhìn thấy tận mắt, nhưng chuyện có người đãi được vài phân vàng một ngày nhóm của chị nghe nhiều rồi. Riêng, nhóm đãi của các chị ngày nào nhiều chỉ kiếm được khoảng 5 ly thôi, bán được 150.000 đồng, chia đều một người 50.000 đồng. Lắm khi vài ngày về tay không. Thế nhưng suốt gần một năm qua, 3 người không ngày nào không bám trụ dòng sông đào đãi. Như nhiều người khác, họ miệt mài chăm chỉ như những con ong rừng, may ra có ngày sẽ hái được lộc sông: Trúng vàng. Trong khi đó, rừng rẫy bị bỏ bê, vì không ít người mỗi năm đã dành thời gian từ 9 - 10 tháng đi đãi vàng.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại sông Tà Làng, nhiều nơi bờ sông đã có dấu hiệu sạt lở nghiêm trọng. Ngay khu vực gần chân cầu Tà Làng, nơi người dân tập trung đào khoét đãi vàng dù chỉ cách trụ sở UBND xã Bla Hee chỉ chừng 100m, nhưng không có một sự can thiệp nào của cơ quan chức năng. Do đào khoét suốt một thời gian dài, nhiều đoạn bờ đã sạt lở đất xuống lòng sông. Bên dưới, dòng chảy bị thay đổi nham nhở.

Ông Blăng Liên, Chủ tịch UBND xã Bla Hee phân trần: Chúng tôi đã tuyên truyền, can thiệp người dân nhiều lần rồi, rằng vàng dưới lòng sông có nhiều chỉ là đồn đại thôi, kiếm được may rủi lắm, nhưng người dân đâu có nghe. Ai cũng ôm mộng nên kéo nhau đi đãi, không chịu quan tâm đến ruộng rẫy, chăn nuôi, trồng màu. Ông Liên khẳng định thêm: Những ngày tới đây sẽ chỉ đạo các lực lượng ra quân, vừa tuyên truyền, vừa đẩy đuổi, không để thực trạng đào đãi vàng tự phát tái diễn nữa. Vừa là để người dân có ý thức chăm lo cho việc làm rẫy, vừa tránh những tai họa môi trường, hủy diệt dòng Tà Làng trong tương lai...

Và, chúng tôi - người viết bài này hy vọng chính quyền Bla Hee sẽ làm được điều đó...

Quang Anh - Lê Chi

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024
Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm