Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ sáu, 03/03/2023 - 21:43
(Thanh tra) - Vẫn còn quá nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu và theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), không gian cải cách vẫn rất lớn…
Rất đông DN XNK quan tâm đến cuộc đối thoại
59 doanh nghiệp gặp khó trong kiểm tra chuyên ngành…
VCCI vừa phối hợp với Tổng cục Hải quan và UBND của 4 tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Quảng Ninh, với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội nghị Đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK)
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ “Sáng kiến: Kết nối kinh tế Trục cao tốc phía Đông” do VCCI và 4 tỉnh, thành phố này ký kết hồi tháng 7/2022. Theo ước tính sơ bộ, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 của các DN trên địa bàn 4 địa phương đạt khoảng 46 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 12,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Kết quả đánh giá “mức độ hài lòng của DN về việc thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) XNK” do VCCI phối hợp với Tổng cục Hải quan và Dự án Tạo thuận lợi thương mại của USAID công bố mới đây cho thấy, khoảng 38% DN còn gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu thông tin thủ TTHC XNK, khoảng 24% DN phản ánh tình trạng quy định hoặc chính sách pháp luật thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Liên quan đến thủ tục quản lý và kiểm tra chuyên ngành (KTCN), mức độ thuận lợi khi tuân thủ các thủ tục KTCN trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa ở mức trung bình, không có thủ tục nào nhận được trên 70% đánh giá “tương đối dễ” hoặc “dễ thực hiện”. Kết quả khảo sát cũng cho thấy không có khâu quy trình nào nhận được từ 70% ý kiến DN đánh giá trở lên đánh giá việc tuân thủ là “dễ” hay “tương đối dễ”… Đặc biệt, có đến 59% DN đã gặp ít nhất một loại khó khăn nào đó trong quá trình tuân thủ thủ tục KTCN, trong đó nội dung kiểm tra chồng chéo, trùng lắp được DN phản ánh nhiều nhất (39%), tiếp theo là thái độ của công chức không đúng mực (12%)…
“Điện tử” nhưng vẫn yêu cầu… văn bản giấy
Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Hải Dương, bà Lương Thu Hương phản ánh: Dịch vụ logistics chưa có chuỗi toàn diện như cảng biển, kho tàng, bến bãi, nên còn phức tạp chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, hàng phải bảo quản lạnh chưa có chỗ chứa ở khu vực cảng. Trên các cửa khẩu sang Trung Quốc thường xảy ra ùn tắc hàng hóa trong khi đó chưa đầu tư xây dựng kho lạnh.
Đặc biệt, việc KTCN trong XNK hàng hóa vẫn chưa nhanh gọn, cập nhật thông tin chưa đồng bộ. “Đã khai quan, thông quan điện tử nhưng đến điểm chốt cuối cùng lại phải mang tờ khai đóng dấu để nộp. Đã nộp thuế qua online, nhưng phải chụp bản nộp cho cơ quan hải quan…”, bà Hương nói.
Cũng theo đại diện Hiệp hội DN tỉnh Hải Dương, thời gian kiểm tra thông quan vẫn còn chậm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt là nông sản; các TTHC còn nhiều điểm chưa có sự thống nhất đồng bộ giữa các bộ ngành, cơ quan; chi phí cho lao động tại cảng, giao thông nội địa cao gần gấp đôi so với chi phí cảng biển; lãi suất vay tăng cao, tỷ giá biến động trong biên độ cao; hóa đơn đầu vào của các mặt hàng nông dân sản xuất chưa có nên khó khăn cho việc hạch toán chi phí; Nhà nước hiện đang bỏ trống thả lỏng khung giá các loại phí..
Cùng chung khó khăn, vướng mắc của các DN XNK, ông Lê Mạnh Cương, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Logistics Hải Phòng phản ánh: Hệ thống một cửa quốc gia vẫn chưa có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan quản lý. “Đơn cử, DN khai báo thủ tục kiểm dịch thực vật cho lô hàng xuất khẩu, khi Cơ quan kiểm dịch cấp chứng nhận trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, DN phải làm động tác thủ công là in giấy kiểm dịch nộp cho cơ quan hải quan hoặc điện thoại cho cơ quan hải quan mới được làm thủ tục thông quan…”, ông Cương phản ánh.
Cũng theo ông Cương, vẫn còn nhiều mặt hàng phải KTCN, nhiều mặt hàng thuộc sự quản lý của 2 cơ quan trở lên. Việc công nhận, thừa nhận chất lượng hàng hóa của nước ngoài còn rất hạn chế. Về cơ bản, KTCN hiện nay chưa áp dụng việc công nhận lẫn nhau, thừa nhận chất lượng hàng hóa của nước ngoài, áp dụng truy xuất nguồn gốc trong KTCN.
“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc kiểm tra soi chiếu của cơ quan hải quan nhưng đừng làm tăng chi phí của DN. Đừng bắt DN chúng tôi phải bê đi bê lại hàng hóa đi soi, vì chi phí vận chuyển, bốc dỡ rất lớn. Nếu được thông quan thì tốt, nếu không phải mang về, chi phí đội lên đến hàng trăm triệu đồng…”, ông Đặng Thế Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hải Phòng đề nghị.
Đồng hành cũng doanh nghiệp
Điều hành hội nghị, ông Đậu Tuấn Anh, Phó Tổng Thư ký VCCI, Trưởng ban Pháp chế VCCI đã đồng cảm với khó khăn của DN cũng như cơ quan Nhà nước, đặc biệt là cơ quan hải quan.
Theo Phó Tổng Thư ký VCCI, trong thời gian qua, cơ quan hải quan đã có rất nhiều nỗ lực trong cải cách tạo thuận lợi cho DN, tuy nhiên liên quan đến KTCN không chỉ có cơ quan hải quan mà cần sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành liên quan
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường thẳng thắn đối thoại, giải đáp vướng mắc của DN.
Về ý kiến của Hiệp hội Vận tải Hải Phòng, ông Cường giao Cục Hải quan Hải Phòng làm việc với các DN trên tinh thần xem xét ý kiến nào là hợp lý để tiếp thu, tháo gỡ khó khăn cho DN. Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Hải quan lưu ý đặc thù riêng của Hải Phòng là không phải cảng nào cũng có máy soi. Mặt khác mức độ kiểm tra hàng hóa của DN còn phụ thuộc vào mức độ tuân thủ của DN theo loại, hạng.
Với 11 ý kiến nhưng có đến 44 vấn đề được phản ánh, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường xác nhận, đúng là DN hiện đang gặp rất nhiều vướng mắc, không chỉ liên quan một ngành, một lĩnh vực, một địa phương…
Liên quan đến KTCN, ông Cường thẳng thắn: “Nói nhiều mà chuyển biến chưa được bao nhiêu”. Đồng thời cho biết, tới đây sẽ cùng với VCCI làm việc cụ thể với các bộ ngành liên quan, trước mắt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tháo gỡ cho DN. “Về phía Tổng cục Hải quan, chúng tôi dang nỗ lực đổi mới công nghệ, hiện đại hóa hải quan để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN…” - lãnh đạo Tổng cục Hải quan khẳng định.
“Dù ghi nhận nhiều bước tiến trong chính sách - pháp luật và TTHC thời gian qua, chúng ta cũng cần nhìn nhận một thực tế rằng không gian cải thiện vẫn rất lớn, đặc biệt trong khía cạnh cung cấp thông tin, giải đáp các khó khăn vướng mắc cho DN cũng như tăng cường sự tham gia của các DN trong hoạt động xây dựng chính sách pháp luật…” - ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh. Đồng thời cho biết, sẽ tổng hợp ý kiến phản ánh của các DN để kiến nghị với các cơ có thẩm quyền tháo gỡ, qua đó hỗ trợ hiệu quả công tác cải cách hành chính và tạo thuận lợi thương mại trong thời gian tới.
Khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cho biết, tiếp tục nỗ lực cải cách, hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho DN, mới đây, Tổng cục Hải quan đã triển khai chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Đến nay, cơ quan hải quan đã ký kết với 203 DN. Chương trình nhằm hạn chế DN vi phạm pháp luật Hải quan, tăng tỷ lệ luồng xanh, giảm tỷ lệ luồng vàng, luồn đỏ, qua đó giảm thời gian thông quan cho DN.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình