Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyễn Điểm
Thứ tư, 28/06/2023 - 16:49
(Thanh tra) - Sổ tay cung cấp thông tin tổng quan; đưa lộ trình phù hợp áp dụng công nghệ theo nhiều cấp độ khác nhau, gắn liền với mục tiêu sản xuất, kinh doanh và nguồn lực hiện có của doanh nghiệp…
Toàn cảnh lễ ra mắt. Ảnh: NĐ
Ngày 28/6, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ra mắt Sổ tay Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm.
Theo ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sổ tay cung cấp những kiến thức nền tảng, bức tranh tổng thể về hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp trong ngành, nhằm nâng cao nhận thức và đưa ra các chỉ dẫn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai áp dụng công nghệ số trong chế biến và phân phối thực phẩm.
Từ đây đưa ra lộ trình phù hợp áp dụng công nghệ theo nhiều cấp độ khác nhau, gắn liền với mục tiêu sản xuất, kinh doanh và nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
Sổ tay cũng phân tích một số khó khăn và khuyến nghị một số giải pháp, những điểm lưu ý trong hoạt động chuyển đổi số, chia sẻ kinh nghiệm một số câu chuyện chuyển đổi số thực tiễn để các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm tham khảo.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, chuyển đổi số ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có trọng tâm, trọng điểm để từ đó tạo lập giá trị cho sản phẩm theo chuỗi khép kín.
Các chuyên gia của Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 đã đưa ra các giải pháp chuyển đổi số được áp dụng trong chuỗi giá trị ngành chế biến và phân phối thực phẩm gồm: Giải pháp thu thập, phân tích dữ liệu; giải pháp truy xuất nguồn gốc; quản lý vận tải; quản lý kho và hàng tồn kho; giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm; giải pháp quản lý bán hàng đa kênh.
Dựa vào đặc thù của ngành chế biến và phân phối thực phẩm, cuốn sổ tay này giới thiệu các giải pháp công nghệ được áp dụng phù hợp vào các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Việc áp dụng các giải pháp công nghệ có thể tiến hành tuần tự hoặc song song, tùy vào tiềm lực của doanh nghiệp, trong đó, 2 giải pháp mà doanh nghiệp cần ưu tiên triển khai sớm là giải pháp bán hàng đa kênh và truy xuất nguồn gốc để tăng doanh thu, tăng liên kết trong chuỗi.
Sổ tay cũng đưa ra gợi ý về việc xây dựng lộ trình triển khai chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành chế biến và phân phối thực phẩm trong tiêu thụ sản phẩm thị trường nội địa và xuất khẩu.
Trong đó, việc xây dựng lộ trình phụ thuộc vào mức độ ưu tiên của doanh nghiệp đối với các yếu tố về mục tiêu và tính chất của hoạt động kinh doanh.
Các yếu tố mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi xây dựng kế hoạch chuyển đổi số gồm: Tuân thủ quy định của Nhà nước và quy định, tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu; mở rộng thị trường, thu hút khách hàng và tối ưu chi phí.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024(Thanh tra) - Để tiếp sức đưa hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới, mỗi người Việt Nam hãy trở thành những “đại sứ hàng Việt”, để cùng nhau "hành động" đưa hàng Việt trở thành lựa chọn số một của người Việt.
Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình