Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/04/2011 - 05:24
(Thanh tra)- Bắt đầu từ cuối năm trước, đỉnh điểm là hơn 3 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp (DN) Hà Nội phải đối mặt với nhiều áp lực: Giá nguyên liệu đầu vào tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng, lãi suất tăng khiến giá thành sản phẩm đội cao gây khó khăn đến đầu ra sản phẩm. Không cách nào khác, các đơn vị đang nỗ lực phát huy nội lực để ổn định và phát triển sản xuất, trong đó tiết giảm chi phí là trách nhiệm chung của tất cả DN.
Hệ lụy từ những đột biến của giá đầu vào
Không phải liệt kê nhiều, ai cũng nắm được mức tăng giá của các mặt hàng thiết yếu: Điện, xăng dầu, gas, nước… Chính những nguyên vật liệu sản phẩm đầu vào của DN cộng với tỷ giá ngoại tệ tăng, lãi suất ngân hàng tăng khiến tất cả đều bị đẩy theo bước nhảy của lạm phát. Suy cho cùng, khi nền kinh tế vấp phải khó khăn thì DN là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Qua đánh giá của Sở Công thương Hà Nội cho thấy, khi lạm phát tăng cao, các DN ít nhiều đều có những ảnh hưởng nhất định: Sức tiêu thụ giảm kéo theo lợi nhuận giảm, thậm chí thu nhập của người lao động cũng bị cắt giảm.
Ông Dương Văn Bình, Tổng Giám đốc Cty Cổ phẩn Dệt 10/10 cho biết: “Nếu quý I/2010 doanh thu của Cty đạt 1.000 tỷ đồng, thì quý I năm nay chỉ đạt 650 tỷ đồng; dự kiến quý II giảm xuống còn 400 tỷ đồng; doanh thu cả năm 2011 dự kiến đạt 2.000 tỷ đồng, giảm tới 50% so với năm trước. Chính vì vậy, lương người lao động trong quý I đang ở mức 4 triệu đồng/tháng sẽ bị cắt giảm xuống hơn 3 triệu đồng vào quý II”. Theo ông Bình, đây là giai đoạn đầy khó khăn của DN. Ngoài chi phí đầu vào tăng cao thì thị trường chủ lực của Cty là châu Phi đang bị thu hẹp, việc thanh toán kinh phí qua ngân hàng đang khó khăn.
Cùng trong tình trạng này, DN sản xuất sữa của Hà Nội cũng chịu áp lực của giá sữa, bao bì sản phẩm, điện nước. Cụ thể như giá sữa tươi nguyên liệu tăng từ 7.000 - 13.500 đồng/kg; giá sữa bột tăng lên gấp hai lần so với trước; giá bao bì tăng 28%; giá điện, nước cùng lãi suất ngân hàng tăng. Ông Nguyễn Tuấn Khải, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Sữa Quốc tế nói: “Nguyên liệu đầu vào tăng nhưng trái lại, sữa là mặt hàng tăng chậm so với các hàng thực phẩm khác. Khi tăng giá sữa tươi thì sức tiêu thụ sẽ giảm”.
Tiết giảm chi phí, giữ thị phần tiêu thụ
Để ứng phó với những khó khăn hiện nay, bảo đảm sản xuất ổn định, các DN Hà Nội đều có những chiến lược trước mắt và lâu dài, trong đó đích hướng tới vẫn là tăng trưởng sản xuất, giữ vững thị phần tiêu thụ sản phẩm. Qua khảo sát hơn 20 DN mới đây của Sở Công thương Hà Nội cho thấy, đa phần các DN đều có những giải pháp để giữ vững sản xuất như tổ chức lại sản xuất kinh doanh, định mức lại tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm điện trong sản xuất, chủ động không đưa chỉ tiêu lợi nhuận tăng mà giữ ở mức hòa vốn để bảo đảm thu nhập cho người lao động, tránh tình trạng công nhân bỏ việc. Bởi thực tế, khi giá đầu vào tăng với mức cao như hiện nay thì việc tăng giá sản phẩm ngay tức thời chưa hẳn đã được thị trường chấp nhận. Việc tăng giá sản phẩm sẽ được tính toán ở mức hợp lý, tăng theo lộ trình dài ngày tránh sự đột biến, gây “sốc” cho người tiêu dùng.
Ông Trịnh Sỹ, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Tràng An cho rằng, ngoài tiết giảm chi phí đầu vào, giải pháp có tính đột phá đối với DN lúc này là giãn đầu tư hoặc có thể bỏ; chấp nhận lợi nhuận không lớn nhưng quan trọng là duy trì đủ việc làm. Theo đó, thời điểm này, Cty tìm mọi biện pháp để duy trì sản xuất, giữ vững thị trường, thương hiệu.
Cũng như DN này, Cty Cổ phần Dệt 10/10 sẽ sắp xếp lại sản xuất, giảm chi phí đầu tư ở các đơn vị, cắt giảm bớt vệ tinh và tiết giảm mọi vật tư nguyên liệu. Cùng với việc tiết giảm chi phí sản xuất, Cty tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ để lấy lại đà tăng trưởng như trước kia.
Cty Cổ phần Sữa Quốc tế cũng thực hiện giảm đầu tư trong giai đoạn này, giữ hòa vốn hoặc lỗ thấp, không sản xuất một số sản phẩm giá thành cao. Theo đó, Cty siết chặt kỷ luật lao động; tiết giảm điện năng; hợp lý hóa, cải tiến một số quy trình sản xuất tránh để sản phẩm hỏng. Đồng thời, Cty cũng nâng cao chất lượng lao động, tăng năng suất lao động, giảm chi phí không hợp lý, quản lý chất lượng ngay từ đầu vào và không tuyển thêm nhân lực.
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, trong thời điểm này, Sở Công thương Hà Nội đã có chương trình hỗ trợ DN ổn định sản xuất, vượt qua thời kỳ khó khăn. Sở cũng có kế hoạch chỉ đạo Tổng Cty Điện lực Hà Nội cung ứng điện cho các DN ổn định sản xuất. Theo đó, Sở phối hợp với các bộ phận chức năng giúp DN như giới thiệu mặt bằng sản xuất tại các cụm công nghiệp; báo cáo UBND TP chỉ đạo các ngành tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục đất đai, thuế, hải quan giúp DN sản xuất kinh doanh.
Đinh Thị Thuận
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.
Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Theo VietinBank
21:25 12/12/2024Theo VietinBank
21:23 12/12/2024Thu Hương
21:23 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh