Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 26/01/2011 - 21:21
(Thanh tra)- Sau hơn 1 năm thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và "Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn", nhiều doanh nghiệp (DN) đã gặt hái được những thành công bước đầu, không chỉ về doanh thu bán hàng mà còn là "cơ hội vàng" để nâng cao uy tín thương hiệu đối với người tiêu dùng (NTD). Tuy nhiên, để khai thác thị trường này có hiệu quả cần có chính sách đầu tư hợp lý, tạo lực cho DN và nông dân, gắn kết sản xuất với lưu thông phân phối sản phẩm lâu dài.
Khởi đầu có hậu
Theo đánh giá của Bộ Công thương, trong năm 2010, năm mở đầu của cuộc vận động, đã có 80 đợt bán hàng về nông thôn với 857 lượt DN tham gia và 1.124 gian hàng được sở công thương các tỉnh, TP tổ chức, thu hút gần 4,8 triệu lượt khách tham quan, mua sắm. Doanh thu bán hàng đạt gần 1.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các hoạt động như hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá và đưa sản phẩm tới NTD được tổ chức rộng rãi, phong phú và quy mô đã tạo cơ hội để các DN nâng cao uy tín thương hiệu với đông đảo NTD nông thôn. Nhiều mặt hàng sản xuất trong nước của nhiều DN với lợi thế giá cả, chất lượng ổn định và mẫu mã tốt đã được NTD chấp nhận.
Đến nay, theo kết quả điều tra của Bộ Công thương và Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ DN (BSA), đã có trên 60% NTD quan tâm đến hàng Việt, trong khi trước đây con số này chỉ dừng ở mức 23%. Nhiều DN thừa nhận, thông qua các đợt bán hàng, DN đã ý thức được đây là cơ hội “vàng” để nâng cao uy tín thương hiệu đối với bà con nông dân và đây thực sự là thị trường có sức mua lớn nhất mà trước đây chưa mấy quan tâm, chú trọng. Cũng chính từ việc chuyển hướng đưa hàng về nông thôn, khi mà các chân hàng ở nước ngoài gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế đã giúp các DN vượt qua được khó khăn, duy trì, ổn định sản xuất kinh doanh.
Hàng Việt khó cạnh tranh với hàng giả
Mặc dù thị trường nông thôn rộng lớn, nhưng DN đưa hàng về nông thôn còn hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới. Nhiều DN cho rằng, việc đưa hàng về nông thôn tốn nhiều chi phí trong khi nguồn thu lại nhỏ. Vì vậy, phần lớn các DN mới chỉ dựa vào nguồn hỗ trợ xúc tiến thương mại ít ỏi của các địa phương để tranh thủ đưa hàng về nông thôn tiêu thụ mà chưa thực sự quan tâm đầu tư lâu dài. Để bám trụ và phát triển lâu dài, đòi hỏi các DN phải đầu tư lớn cả vốn liếng và công sức mới có được những cơ sở vật chất, hệ thống phân phối cửa hàng, cửa hiệu, đại lý… cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Nhưng không phải DN nào cũng đủ tiềm lực về tài chính cùng sự quyết tâm để đi theo hướng này.
Ngoài ra, những thương hiệu được công nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao” còn quá (hơn 700 mặt hàng) so với hàng triệu sản phẩm, nhãn mác hàng nội có mặt trên thị trường. Ngoài ra, hệ thống kết nối giữa sản xuất - phân phối - tiêu dùng chưa được hình thành, thậm chí chưa có mô hình một cách hoàn chỉnh và bền vững. Cũng do, hệ thống phân phối hàng hóa ở nông thôn còn quá mỏng nên không thể cung cấp cho nông dân nhiều sản phẩm, đa dạng các mặt hàng như ở TP. Mặt khác, thu nhập đời sống của người nông dân còn thấp (dù chiếm 70% dân số cả nước nhưng có tới 90% hộ nghèo) nên hàng hóa dù chất lượng cao, người nông dân cũng không cũng thể mua được.
Cần sự gắn kết DN với nông dân
Thị trường nông thôn rộng lớn, không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hóa mà còn là nơi cung cấp dồi dào về nguồn nhân lực, nguyên liệu, hàng hóa nông sản cho công nghiệp, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Vì vậy, để phát triển thị trường nông thôn bền vững, rất cần có sự hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, phát triển hệ thống phân phối chuyên nghiệp, tạo sự tương tác, gắn kết giữa DN và nông dân.
Lâu nay ngoài lý do các DN rất ngại xây dựng hệ thống phân phối ở nông thôn vì tiềm lực tài chính có hạn, còn vì các địa phương nặng tư tưởng ưu tiên cho DN sản xuất hơn là DN phân phối… Thậm chí, có những địa phương ưu tiên cho các nhà phân phối ngoại hơn nội. Do đó, cần có sự chỉ đạo nhất quán và ưu tiên nguồn lực (đất đai, tài chính, tín dụng, thuế, đào tạo nhân lực…) để khuyến khích, tạo điều kiện cho các DN yên tâm đầu tư, phát triển lâu dài. DN có cơ hội cải thiện về mẫu mã, chất lượng, sản phẩm phù hợp, giá thành rẻ bằng ứng dụng công nghệ hiện đại, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu của NTD.
Để tăng sức mua của nông dân đối với các các sản phẩm hàng Việt, trước hết DN phải hỗ trợ người nông dân tiêu thụ các sản phẩm do chính họ sản xuất ra như nông sản, thủy sản… Khi hàng hóa nông sản được tiêu thụ ổn định, thì nông dân mới có đủ tiền mua sắm, chi tiêu. Bên cạnh đó, Nhà nước đẩy mạnh và tập trung hơn nữa các nguồn lực ưu tiên cho đầu tư phát triển mô hình “tam nông” có hiệu quả, kết hợp với an sinh cho người nghèo để nâng cao đời sống người dân nông thôn, tăng khả năng tích lũy thu nhập cũng như tăng mức tiêu dùng của họ. Đây chính là quan hệ nhân quả, có lợi cho nền kinh tế, cho DN và nông dân. Cuối cùng, sự thành công của DN còn phụ thuộc vào uy tín, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và lòng tin của NTD. Vì vậy, công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cần được thực thi một cách nghiêm túc, có hiệu quả để bảo vệ uy tín DN và quyền lợi NTD.
Minh Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền