Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 09/01/2012 - 22:00
(Thanh tra)- Năm 2012 mục tiêu đặt ra cho xuất khẩu (XK) cả nước tăng 13% so với năm 2011 và đạt kim ngạch 108,5 tỷ USD; nhập khẩu tăng 14,6%, đạt 121,5 tỷ USD và nhập siêu 13 tỷ USD, bằng 12% tổng kim ngạch XK. Đây là năm đầu tiên mục tiêu giá trị kim ngạch XK của nước ta phấn đấu vượt qua ngưỡng 100 tỷ USD và giảm mạnh nhập siêu, nhằm giảm khó khăn về cán cân thanh toán thương mại, tăng nguồn dự trữ ngoại tệ cho đất nước và đẩy mạnh kiềm chế lạm phát.
Thị trường thế giới khó lường
Theo nhận định chung của các chuyên gia kinh tế trong nước và thế giới, năm 2012, kinh tế thế giới, thị trường thế giới được dự báo là tăng trưởng chậm lại do suy thoái kinh tế toàn cầu. Hiện, nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng như những dấu hiệu bất ổn của kinh tế Hoa Kỳ và những tác động của thị trường EU đã ảnh hưởng dây chuyền sang thị trường châu Á và tác động lớn đến thị trường tiêu thụ hàng hóa XK của Việt Nam, kể cả đối với những mặt hàng nông - lâm - thủy sản, công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng hay những mặt hàng Việt Nam có lợi thế.
Đơn cử như thị trường lúa gạo, chỉ cách đây vài tháng tưởng chừng giá lúa gạo sẽ tăng mạnh, nhất là sau chủ trương tăng giá của Chính phủ Thái Lan, nhưng hiện nay, lượng gạo phẩm cấp thấp, giả rẻ bán ra của thị trường Ấn Độ, Pakistan đã tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh khiến cho giá gạo giảm. Giá gạo XK của Việt Nam từ chỗ đang cao hơn của Ấn Độ, Pakistan tới hàng trăm USD/tấn, nay không những phải giảm giá mà lượng tiêu thụ cũng giảm theo, bởi khách hàng có xu hướng chọn những nơi cung cấp gạo rẻ hơn. Đã vậy, lượng đơn hàng gối đầu XK gạo cho năm nay đang rất ít. Tương tự đối với nhiều mặt hàng khác, tình hình cũng có những thay đổi rất nhanh, gây khó khăn cho việc quản lý điều hành của cơ quan chức năng cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XK. Bên cạnh đó, việc đối phó với suy giảm kinh tế, các nước tăng cường bảo hộ, đưa ra các hàng rào kỹ thuật, áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm của Việt Nam, càng gây khó khăn cho các doanh nghiêp XK.
Tận dụng triệt để cơ hội
Trong khó khăn vẫn có nhiều cơ hội cho việc đưa hàng của Việt Nam ra các nước, kể cả thị trường mới nếu các doanh nghiệp được hỗ trợ thông tin, phát huy được lợi thế. Nhật Bản năm 2011, do phải chịu đại thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân trầm trọng, nên nhu cầu tái thiết hồi phục các ngành sản xuất và dịch vụ trong năm 2012 sẽ rất cao. Ấn Độ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Nam Á, chiếm gần 1/2 kim ngạch XK của Việt Nam sang toàn khu vực này. Việt Nam và Ấn Độ đã nhất trí mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại song phương đạt 7 tỷ USD. Do vậy, có thể coi Ấn Độ là thị trường XK chủ lực trong năm 2012 của Việt Nam.
Với Mỹ, thị trường XK lớn nhất của Việt Nam (năm 2011 đạt ngưỡng kỷ lục kim ngạch thương mại hai chiều trên 20 tỷ USD), cơ hội vẫn lớn trong năm 2012, nếu tập trung vào những mặt hàng truyền thống hiện có, kim ngạch XK hàng tỷ USD như: Dệt may, giày dép, đồ gỗ, hải sản. Vấn đề đặt ra là, Mỹ sẽ áp dụng đạo luật mới về hiện đại hóa về vệ sinh an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm bắt được nội dung quy định mới này. Bên cạnh đó, XK Việt Nam sang Pháp chủ yếu là hàng thiết yếu, ít chịu tác động của khó khăn kinh tế nên vẫn có mức tăng trưởng tốt và gia tăng thêm thị phần. Hiện tại, hàng Việt Nam được đánh giá khá cao về chất lượng và giá cả, phù hợp với người tiêu dùng trung lưu ở nước này. Bên cạnh thị trường hàng thiết yếu, Việt Nam có thể tạo đột phá nếu khai thác được thị trường khoảng 35 - 40 triệu người tiêu dùng nước ngoài là khách du lịch đến Pháp.
Với thị trường mới nổi, đại diện là Trung Quốc và Nga hứa hẹn sự đột phá, đặc biệt là Nga, sau khi vừa được kết nạp vào WTO đã mở rộng cửa cho hàng Việt Nam vào nước này. Trong năm 2012, Nga sẽ cắt giảm 30 - 50% danh mục thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Nga. Thị trường Trung Quốc cũng cho thấy tín hiệu tích cực về XK, bởi nước này đang chuyển đổi chính sách, mở rộng nhập khẩu để cân bằng thương mại. Hiện, chỉ có 15% kim ngạch XK của Việt Nam sang Trung Quốc có sử dụng C/O Form E và nếu như được đẩy mạnh sẽ giúp gia tăng XK. Ngoài ra, Trung Đông là thị trường nhiều tiềm năng, nếu khai thác tốt vai trò trung chuyển của Dubai (UAE), hàng Việt sẽ gia tăng cơ hội vào UAE và các nước trong khu vực.
Hà Lê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh