Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/04/2012 - 08:39
(Thanh tra)- Thị trường xuất khẩu (XK) cá tra nhìn chung vẫn đang rộng mở và nhiều thuận lợi. Thế nhưng ngành hàng sản xuất chế biến cá tra trong nước đang đối diện nguy cơ đổ bể khi cả doanh nghiệp (DN) lẫn người nuôi không còn vốn để hoạt động.
Nhận định về thị trường XK cá tra năm nay, Hiệp hội Chế biến, XK thủy sản (VASEP) cho biết: Quý I năm nay, giá trị XK cá tra đạt trên 425 triệu USD.
Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, XK cá tra trong 3 tháng qua đều tăng cả về giá trị lẫn sản lượng (sản lượng tăng 12%, về giá trị tăng15%). Đặc biệt, năm nay XK cá tra sang Mỹ có thể tăng tới 30% so với năm ngoái. XK cá tra sang các thị trường châu Mỹ khác như Mexico, Brazil… cũng sẽ có sự tăng trưởng ấn tượng. Bởi vậy, nếu việc XK cá tra sang EU được giữ như năm ngoái hoặc chỉ giảm nhẹ, thì năm nay, mục tiêu XK cá tra đạt 2 tỷ USD hoàn toàn có thể đạt được.
Điều đáng lo ngại là, hiện tại ngành hàng sản xuất, chế biến cá tra đang đối diện nguy cơ đổ bể khi cả DN lẫn người nuôi không còn vốn để hoạt động.
Theo VASEP, các DN chế biến, XK và người nuôi cá tra đang cần khoảng 2.000 tỷ đồng để cứu cả DN lẫn người nuôi cá tra. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực VASEP giải thích, sở dĩ quý I ngành vẫn có con số tăng trưởng như trên là nhờ vào lượng cá tồn kho từ năm ngoái chuyển qua. Còn từ đầu năm đến nay, đa số DN đều không tiếp cận được vốn vay để đầu tư nuôi cá hoặc mua nguyên liệu chế biến nên buộc phải co cụm sản xuất.
Để thả nuôi 1ha cá tra, phải mất khoảng 8 tỷ đồng, trong đó người nuôi chỉ có khoảng 5% vốn, còn lại 95% vay NH. Nay NH “đóng cửa”, cả DN, người nuôi “treo ao”. Hiện, hơn 90% DN đang thiếu vốn trầm trọng, phải giảm 50 - 70% công suất chế biến. Cũng đã có nhiều trường hợp phá sản, hàng chục ngàn công nhân có nguy cơ mất việc làm.
Nguyên nhân do NH thắt chặt tín dụng, đặc biệt là khi có một số thông tin rộ lên về tình hình nợ nần của một vài DN, các NH đã đánh đồng, quy kết cả ngành cá tra làm ăn kém hiệu quả, nên từ chối cho vay. Nhiều DN đến kỳ đáo hạn không có tiền trả nợ, nên NH không xét cho vay mới. Còn, các DN thu được tiền từ hàng XK về đều phải lo đáo hạn NH hòng giảm nợ xấu để được vay tiếp nên không còn khoản nào cho đầu tư nuôi cá. Điều này khiến nhiều DN thêm “xót xa” vì hàng ngàn tỉ đồng đổ vào cả trăm ha nuôi cá bây giờ bỏ không, lãng phí.
Đại diện Cty Cổ phần Thuỷ sản Biển Đông, Cần Thơ cho biết, doanh số quý I năm nay vẫn đạt 9 triệu USD, nhưng chỉ vì trong ngành có một số công ty nợ nần như Bình An, An Khang nên ngay lập tức bị NH giảm dư nợ còn 16 tỉ đồng, đồng thời thu hẹp hạn mức vay.
Theo vị đại diện này, không chỉ công ty mà hiện có tới 70% DN từ nhiều năm nay đổ tiền vào đầu tư vùng nuôi, chịu tốn kém xây dựng quy trình nuôi đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nhưng nay, chỉ vì NH thắt chặt tín dụng, từ chối cho vay mới nên số tiền đầu tư trước đây có nguy cơ mất trắng.
DN khó khăn, các hộ dân nuôi cá tra càng khó khăn hơn, từ cuối tháng 3 đến giờ, giá cá tra nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên tục giảm mạnh, hiện chỉ còn 23.000 đồng/kg. Với mức giá này, theo VASEP, người nuôi giỏi chỉ có thể hòa vốn vì giá thành cá tra năm nay là 23.000 đồng/kg. Người nuôi kém hơn chắc chắn sẽ bị lỗ. Việc giá cá tra nguyên liệu giảm do nhiều DN không thể tiếp cận được nguồn vốn NH. Ngay cả những DN tiếp cận được nguồn vốn cũng không dám vay do lãi suất quá cao. Vì thế, DN không có vốn để thu mua, khiến cá nguyên liệu đang từ mức 26.000 đồng/kg giảm mạnh xuống còn 23.000 đồng/kg. Trong khi đó, thống kê từ các tỉnh nuôi cá tra ở ĐBSCL, trong quý I sản lượng chỉ đạt khoảng 300 ngàn tấn. Vì vậy, nhiều khả năng cả năm nay, sản lượng cá tra thực tế chỉ vào khoảng 1,2 triệu tấn, thấp hơn dự kiến kế hoạch trên 1,4 triệu tấn.
NH Phát triển Việt Nam cho biết, năm 2011, NH này cho vay 20.000 tỷ đồng, trong đó thủy sản chiếm tới 58%, nhưng người nuôi cá tra vẫn không tiếp cận được nguồn vốn. Chính vì không được tiếp cận trực tiếp với nguồn vốn NH, nhất là vốn ưu đãi lãi suất 16%, nên giá thành sản xuất cá tra năm nay bị đội lên tới 23.000 đồng/kg. Vì vậy, nếu NH cho vay trực tiếp tới người nuôi cá tra, giá thành có thể giảm 10%.
VASEP cảnh báo, nếu DN và người nuôi cá tra không được cứu, không những giá cá tra nguyên liệu còn tiếp tục sụt giảm, kéo theo thua lỗ, nợ nần mà khả năng phá sản hàng loạt DN và hộ nuôi cá tra là khó tránh. Hậu quả chung đối với ngành sản xuất và XK cá tra sẽ rất xấu. Bởi vậy, ngoài việc giảm lãi suất cho vay, điều mong mỏi nhất hiện nay của các DN cá tra cũng như người nuôi cá tra là được cơ cấu lại nợ nần, giãn nợ, với sự trợ giúp trực tiếp của các NH. Đưa người nuôi cá tra vào diện được vay vốn ưu đãi đầu tư của Nhà nước, tạo cơ hội cho họ yên tâm gắn bó với ngành XK mặt hàng đang có lợi thế cạnh tranh và mang ngoại tệ lớn cho đất nước, cải thiện thu nhập đời sống người dân.
Quân Miện
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Kim Thành
18:27 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng