Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Để thu hút hơn nữa doanh nghiệp Việt kiều

Thứ ba, 09/10/2012 - 07:00

(Thanh tra)- Sau Nghị quyết 36/NQ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều cơ hội đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước.

Đại hội Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài lần thứ II. Ảnh: Trúc Lâm

Cùng với việc sử dụng nguồn vốn và kinh nghiệm đầu tư về quê hương, những thành tựu và lợi nhuận thu được của DN Việt kiều (DNVK) chủ yếu sẽ ở lại Việt Nam không bị chuyển ra nước ngoài như các nhà đầu tư nước ngoài khác. Tuy nhiên, để thu hút hơn nữa nguồn lực còn đầy tiềm năng, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật đối với DNVK trước xu hướng mở cửa hội nhập… 

Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, những năm gần đây, lượng kiều hối gửi về Việt Nam tăng khoảng từ 10 - 15%/năm. Tính chung kiều hối và đầu tư từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mỗi năm đạt xấp xỉ 20 tỷ USD. Kiều bào nói chung, trong đó có DNVK đã trở về quê hương làm ăn, đều có chung tấm lòng mong muốn đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước và cho chính bản thân mình. Đến nay, đã có trên 2.000 dự án được DNVK đăng ký đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn xấp xỉ 6 tỷ USD, trong đó phần lớn dự án đều có hiệu quả và được đánh giá cao.

Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội DN Việt Nam ở nước ngoài, số tiền đầu tư về nước nếu so với tiềm năng của DNVK vẫn còn rất nhỏ bé. Lý do chủ yếu nằm ở rào cản hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính còn nhiêu khê.

Ông Hồ Phùng, DNVK tại Nhật cho biết, khi nộp hồ sơ Cty TNHH Yuri đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, một cán bộ phòng đăng ký kinh doanh “yêu cầu chứng minh trong từ điển có từ Yuri”. Khi chứng minh được “Yuri có nghĩa là Bách Hợp”, vị cán bộ vẫn bảo “đó chỉ là từ điển trên mạng” nên không áp dụng. Ông Hồ Phùng buộc phải chuyển tên Cty sang tiếng Việt là Bách Hợp thì được hẹn 10 ngày sau trả lời. Đến hẹn, ông lại bị từ chối bởi “tên Bách Hợp đã có người đăng ký”. “Không hiểu có bao nhiêu DNVK chịu cảnh vừa nêu”, ông Hồ bức xúc. 

Việc áp dụng quy định đầu tư như các nhà đầu tư nước ngoài cũng khiến DNVK gặp hạn chế trong ngành nghề kinh doanh. Vì thế, nhiều DN phải mượn danh nghĩa bạn bè, người thân trong nước để đầu tư, dẫn đến “nguy cơ tranh chấp” và không huy động được vốn đầu tư lớn.

Các doanh nhân Việt kiều trao đổi thông tin và kinh nghiệm tại Đại hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài lần thứ II. Ảnh: Trúc Lâm


Ông Trần Văn Trường, DNVK tại Mỹ đưa ra ví dụ: Sau hơn 25 năm định cư tại Mỹ, năm 2005, ồng về Đồng Tháp đầu tư mua 33 ngàn m2 đất để cải tạo nuôi cá tra xuất khẩu. Tuy nhiên, do luật pháp Việt Nam năm 2005 chưa cho phép người nước ngoài đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên ông Trường phải nhờ một số người quen đứng tên hộ. Ông Trường đề nghị “luật hóa nữa” Luật Đất đai theo hướng tạo điều kiện cho DNVK tham gia “chính sách tam nông” của Chính phủ.

Ông Lê Trường Sơn, DNVK tại Liên bang Nga cho rằng, Chính phủ và các cơ quan chức năng Việt Nam “cần đặc biệt chú ý” đến các vấn đề cung cấp thông tin dự án kêu gọi đầu tư và thủ tục tham gia, đưa ra các biện pháp thu hút đầu tư ưu đãi đi kèm như về thuế, miễn giảm tiền thuê đất... DNVK có thể thực hiện các thủ tục như tờ khai hải quan điện tử, tờ khai thuế xuất nhập khẩu có thể gửi qua internet.

Để hỗ trợ tốt DN nói chung, ông Hoàng Xuân Bình DNVK tại Ba Lan cho rằng, cần tăng cường trách nhiệm của Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư. Nhà nước và chính quyền địa phương tăng cường giám sát, hỗ trợ DNVK khi về nước đầu tư…

Thực tế, đội ngũ DNVK tiềm năng rất lớn, có thể đóng góp cho Nhà nước nhiều mặt về kiến thức, kỹ năng, vốn liếng, nhưng “hình như Chính phủ chưa tổ chức điều tra xã hội học, xác định rõ định tính định lượng các lĩnh vực, để hiểu rõ tiềm năng của DNVK ở từng nước để có hướng khai thác hợp lý”, ông Đỗ Trắc Bàng, Chủ tịch Hiệp hội Hữu nghị Canada - Việt Nam chia sẻ.

Theo ông Bàng, “vấn đề cải cách bộ máy thủ tục hành chính, theo hướng nhanh gọn, đơn giản vẫn là yêu cầu bức thiết nhất”.

Nghị quyết 36/NQ của Bộ Chính trị là chính sách lớn của Đảng về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Nhưng theo DNVK Lê Thị Lượng, Chủ tịch Tập đoàn Dao-Heuang tại Lào, cần cụ thể hóa chính sách hơn nữa, Chính phủ “hãy để chúng tôi gõ một cửa”, và “cửa” ấy phải đủ sức quán xuyến từ A đến Z các yêu cầu, thủ tục… để DNVK trên khắp thế giới có cơ hội đầu tư kinh doanh, cống hiến cùng đất nước.


Trúc Lâm

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm