Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 16/04/2012 - 21:31
(Thanh tra)- Dù chỉ trong 1 tháng đã 2 lần giảm trần lãi suất huy động (từ 14%/năm xuống còn 12%), nhưng các doanh nghiệp (DN) vẫn khó tiếp cận vốn vay giá rẻ. Nhiều ý kiến đề xuất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần có quy định khống chế tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay ở mức hợp lý.
Hạ lãi suất và “nới van” tín dụng
Việc giảm trần lãi suất huy động thêm 1% (từ ngày 11/4), được Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định có cơ sở là lạm phát tiếp tục được kiềm chế và thanh khoản NH cải thiện đáng kể. Theo đó, các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các NH sẽ lần lượt về mức 13%, 11% và 14% . Đối với trần lãi suất huy động tiền đồng, NHNN cũng điều chỉnh giảm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng về 4%/năm. Tương tự, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 12%/năm. Như vậy, theo Thống đốc, lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh có thể xuống mức 13 - 16%, thậm chí thấp hơn.
NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế làm cho sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hóa. Chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vay vốn, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, bảo đảm khả năng trả nợ, giảm nợ xấu, tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và bảo đảm khả năng trả nợ.
Ước tính, sẽ có tới 50% nhóm đối tượng cho vay thuộc lĩnh vực bất động sản và gần 100% đối tượng thuộc tín dụng tiêu dùng được loại trừ khỏi danh sách bị hạn chế cho vay (nhu cầu vốn để xây dựng, mua nhà để ở trả bằng tiền lương; mua phương tiện đi lại, mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập và chữa bệnh trong nước…).
Việc loại 50% số đối tượng bất động sản ra khỏi danh sách không khuyến khích cho vay và vẫn giữ nguyên tỉ trọng cho vay không khuyến khích 16% đồng nghĩa với việc 50% số đối tượng không khuyến khích còn lại có cơ hội vay tăng lên gấp đôi.
NHNN đánh giá, vẫn bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10%, giữ ổn định vĩ mô cũng như tạo đà hỗ trợ DN và tăng trưởng GDP ở mức hợp lý.
Phải có quy định khống chế “đầu ra”
Thực tế, kể từ lần công bố hạ trần lãi suất từ 14% xuống còn 13% cũng như sau đó các NHTM lần lượt đưa ra các gói lãi suất thấp từ 14% - 17%/năm đến nay đã hơn 1 tháng, nhưng các DN vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ này.
Đại diện của nhiều hiệp hội chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản… cho biết, khi thấy NH công bố giảm lãi suất, các DN đã liên hệ vay nhưng đều bị viện nhiều lý do để từ chối. Cũng có nhiều NH đã cho DN, cá nhân vay tiền, phổ biến nhất là giảm lãi suất cho vay trong 3 tháng đầu tiên. Nhưng, từ tháng thứ 4 áp dụng theo lãi suất công bố của các NH, thường là lãi suất huy động 12 tháng cộng biên độ 7 - 8%/năm, tính ra vượt 20%/năm.
Đại diện của một NH cổ phần thừa nhận, NH lãi nhiều chính là ở những khách hàng cũ, do sau 3 tháng lãi suất cho vay sẽ tự động điều chỉnh lên. Trường hợp lãi suất cho vay trên thị trường đi xuống, NH chỉ giảm lãi suất cho người vay mới, còn người vay cũ vẫn phải chịu lãi vay cao do vướng ràng buộc về biên lãi suất. Tất nhiên, NH sẽ cố giữ khách hàng bằng cách giảm lãi, nhưng mức giảm không đáng bao nhiêu. Vì vậy, lãi suất mà các NH cho vay hiện vẫn ở mức cao từ 19% - 21%/năm, cho vay tiêu dùng còn cao hơn (22 - 23%/năm).
Số liệu của hệ thống NH cho thấy, không ít NH thương mại Nhà nước nắm cổ phần chi phối có giá vốn bình quân chỉ 8 - 9%, nhờ có nguồn vốn rẻ, nhưng cho vay 14 - 15%/năm. Ở một số NH cổ phần, giá vốn khoảng 10 - 12% nhưng cho vay 16 - 18%, thậm chí cao hơn.
Tuy nhiên, lãi suất này chỉ áp dụng với những gói cho vay ưu đãi với số dư không nhiều. Đành rằng, lợi nhuận cao còn để bù đắp nhiều khoản chi phí tiền gửi bắt buộc NHNN, các khoản lỗ khác (nợ khó đòi, lãi suất huy động lách trần quy định…), thuế, cùng nhiều khoản chi phí nghiệp vụ khác, nhưng chênh lệch giữa đầu vào, đầu ra của lãi suất như vậy là quá bất hợp lý. Điều này cũng là nguyên nhân khiến cho lãi suất của Việt Nam cao hơn 2 - 3 lần so với các nước trong khu vực.
Rõ ràng, NH đang hưởng lợi từ tình trạng độc quyền cung cấp vốn cho nền kinh tế. Sự độc quyền này cộng với NH khai thác tối đa nguyên tắc “lãi suất thỏa thuận” để ấn định lãi suất cho vay khiến DN chỉ có một lựa chọn, hoặc chấp nhận lãi suất của NH, hoặc về tay không. Vì thế, không thể kêu gọi chung chung NH chia sẻ với DN khi họ luôn bị sức ép hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận. Cũng không thể trông chờ lãi vay sẽ giảm thông qua thị trường tự điều tiết theo “quy luật giá cả”, lãi cao có ít người vay, buộc NH giảm lãi suất để thu hút người vay.
Trên thực tế, hầu hết DN phải “cậy” NH mới có vốn hoạt động nên NH chẳng lo ế vốn. Những tháng gần đây, lượng vốn cho vay của NH có giảm, chủ yếu do sức mua yếu, hàng tồn kho tăng nên DN hạn chế vay, nhất là vay để dự trữ nguyên vật liệu. Riêng, nhu cầu vốn để duy trì hoạt động bình thường thì vẫn phải gõ cửa NH.
Vì vậy, để giảm lãi suất cho vay, các chuyên gia cho rằng, NHNN không thể chỉ trông vào hạ trần lãi suất, mà còn cần có quy định tỷ lệ chênh lệch giữa huy động và cho vay hợp lý (khoảng 4%). Đây cũng là cơ sở để các NH phấn đấu giảm chi phí để hạ lãi suất, NHNN kiểm soát được những tiêu cực có thể xảy ra và người vay mới có cơ hội tiếp cận được vốn giá rẻ như kỳ vọng.
Hà Lê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh