Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/07/2012 - 18:17
(Thanh tra) - Tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra để phát hiện kịp thời và cương quyết xử lý các khoản nợ đọng thuế (ngoài chính sách), tập trung xử lý đối với các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại Nhà nước, các doanh nghiệp thực hiện mua bán, sáp nhập, chuyển giao tài sản và bất động sản lớn… Đó là một trong những giải pháp chính mà Bộ Tài chính đặt ra nhằm chống thất thu ngân sách trong những tháng cuối năm.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn chủ trì buổi họp báo
Thu ngân sách đạt thấp
Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 6 ước đạt 48.850 tỷ đồng, chỉ bằng 80% yêu cầu dự toán và đạt thấp so với mức thực hiện tháng trước. Trong đó, thuế giá trị gia tăng giảm khoảng 3.200 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp giảm khoảng 2.300 tỷ đồng. Thu chênh lệch thu chi ngân sách Nhà nước giảm 1.000 tỷ đồng…
Giảm thu trong tháng 6 chủ yếu do các doanh nghiệp nhỏ và vừa được giãn thời gian nộp thuế phát sinh tháng 5/2012 theo quy định của Nghị quyết 13 của Chính phủ. Đến hết tháng 6, đã có gần 120 ngàn lượt doanh nghiệp làm thủ tục gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng tháng 4 và 5 theo Nghị quyết 13 của Chính phủ. Tổng số tiền thuế gia hạn khoảng 5.500 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 99,52% số doanh nghiệp và chiếm 93,46% số thuế gia hạn).
Lũy kế thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đạt 346.125 tỷ đồng, đạt 46,7% dự toán, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2011. Tiến độ thực hiện dự toán thu 6 tháng đầu năm thấp so với cùng kỳ một số năm gần đây. Cùng kỳ năm 2010 thu đạt 52,5% dự toán; tỷ lệ tương ứng năm 2011 là 55,1%.
Trong đó, thu nội địa ước đạt 220.945 tỷ đồng, bằng 44,7% dự toán, tăng 0,8% so với cùng kỳ 2011. Các lĩnh vực thu lớn nhìn chung đạt thấp so với dự toán và cùng kỳ. Chỉ có 24/63 địa phương thu đạt từ 48% dự toán được giao trở lên. 33/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ năm trước.
Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 63.400 tỷ đồng, bằng 41,2% dự toán, giảm 16,1% so cùng kỳ.
Duy có thu dầu thô đạt khá do giá tăng, ước 6 tháng đạt gần 59 ngàn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán, tăng 7,8% so cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân và giải pháp
Bên cạnh yếu tố giảm thu do thực hiện chính sách hỗ trợ về thuế, theo Bộ Tài chính, còn một số nguyên nhân khiến số thu 6 tháng đầu năm đạt thấp.
Nguyên nhân chủ yếu là tăng trưởng kinh tế thấp. Hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp khó khăn do lượng tiêu thụ giảm, tồn kho lớn. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc tạm dừng hoạt động, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng…
Một số mặt hàng có đóng góp số thu lớn cho ngân sách như ô tô, xe máy, hàng điện tử… sức tiêu thụ rất chậm do sức mua giảm. Bên cạnh đó, thị trường nhà đất trầm lắng kéo dài, việc triển khai đấu giá đất tại nhiều địa phương bị ảnh hưởng, thu ngân sách từ đấu giá tiền sử dụng đất đạt thấp.
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu giảm mạnh. Bên cạnh đó, những tháng đầu năm giá xăng dầu thị trường thế giới tăng mạnh, để bình ổn giá, từ cuối tháng 2 đã điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu, làm giảm thu ngân sách.
Tại buổi họp báo của Bộ Tài chính tổ chức ngày 5/7, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định: 6 tháng cuối năm, ngành Tài chính phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước năm. Ngành Thuế, Hải quan tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại, đẩy nhanh việc xử lý các khoản nợ đọng thuế… phấn đấu tăng thu ngân sách tại các lĩnh vực, ngành hàng còn khả năng để bù đắp cho số giảm thu ngân sách ở các lĩnh vực khác.
6 tháng cuối năm, ngành Tài chính sẽ tập trung vào 6 lĩnh vực chủ yếu: Kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá; hoàn thuế, khấu trừ thuế giá trị gia tăng; thu thuế với lĩnh vực bất động sản, tiền thuê và sử dụng đất; chống thất thu đối với kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch; khai thác mỏ; chống thất thu thuế với loại hình kinh doanh mới phát sinh như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng…
Ngoài ra, ngành Tài chính sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra để phát hiện kịp thời và cương quyết xử lý các khoản nợ đọng thuế (ngoài chính sách), tập trung xử lý đối với các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại Nhà nước, các doanh nghiệp thực hiện mua bán, sáp nhập, chuyển giao tài sản và bất động sản lớn… Các địa phương phấn đấu tăng thu và thu hồi nợ đọng để bù vào phần giảm thu do miễn, giảm, giãn thuế.
Đại Dương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh