Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cuộc sống mới trên mảnh đất hiếu học Cổ Am

Thứ hai, 23/05/2011 - 13:23

(Thanh tra) - Nằm tận cùng phía đông nam huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng, nơi giáp ranh với huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Cổ Am được tạo lên bởi sự bồi đắp phù sa mầu mỡ từ hai con sông lớn (sông Thái Bình và sông Hoá). Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Cổ Am vẫn bảo lưu trong mình một giá trị văn hóa sâu sắc, mang đậm truyền thống cần cù, hiếu học của người Việt Nam.

So với nhiều làng quê của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Cổ Am không có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, bởi xã cách trung tâm thành phố Hải Phòng gần 40km, cách trung tâm huyện Vĩnh Bảo 10km, đồng chua, nước mặn… Nhưng, có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, dân làng Cổ Am đã luôn cùng nhau phấn đấu xây dựng quê hương thoát nghèo. Với sự đoàn kết trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng uỷ, HĐND, UBND và sự nỗ lực của nhân dân nên trong năm qua kinh tế của huyện phát triển khá toàn diện. Tổng sản phẩm GDP tăng 13,1 %, trong đó giá trị nông, lâm, thuỷ sản tăng 4%; công nghiệp xây dựng tăng 63,6%; thương mại - dịch vụ tăng 17,7%. Kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng của nông - lâm -ngư nghiệp giảm còn 39,2% (so với nghị quyết HĐND đề ra là 42,7%); công nghiệp - xây dựng tăng 32,8% (nghị quyết HĐND đề ra là 26,4%); thương mại - dịch vụ 28%. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm còn 5,5%; 99% người dân của xã đã được dùng nước hợp vệ sinh. Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 97%. Kinh tế phát triển đã giải quyết được việc làm cho 137 lao động là con em trong xã.

Trong phát triển nông nghiệp, xã đã đảm bảo kịp thời nguồn nước tưới cho sản xuất, hoàn thành kế hoạch công trình thuỷ lợi nội đồng; thực hiện kế hoạch cải tạo, xây dựng trạm bơm điện Đồng mộc, đầu tư xây dựng rãnh thoát nước ở khu dân cư thôn 3 dài 34m, rãnh thoát nước thôn 2 dài 130m, thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão. Vì vậy, trồng trọt, chăn nuôi – nuôi trồng thuỷ sản phát triển ổn định, tổng diện tích gieo trồng cả năm là 298,2 ha, đạt 100% kế hoạch. Giá trị chăn nuôi đạt 6.578 triệu đồng, đạt 84% kế hoạch. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản giữ ở mức ổn định là 7,6 ha, bằng 100% kế hoạch. Công tác phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm được tăng cường, trong năm không có dịch bệnh nào xảy ra. 

Để nâng cao đời sống người dân, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và giao thông được chú trọng phát triển. Năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 11.821 triệu đồng, tổng doanh thu 17.631 triệu đồng, đạt 125,6% kế hoạch, so với cùng kỳ bằng 153,8%. Trong đó, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và chế biến thực phẩm doanh thu 8.701 triệu đồng, đạt 113% kế hoạch, so cùng kỳ tăng 18%. Ngành nghề chủ yếu như mộc, cơ khí, chế biến thực phẩm, gia công giấy, đan làn nhựa và thảm len được tiếp tục đầu từ phát triển, tạo thêm việc làm cho bà con nông dân trong thời gian nông nhàn.

Phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và bồi dưỡng học sinh giỏi trong ngành giáo dục huyện Vĩnh Bảo, đến năm 2020 và ngành giáo dục xã nhà, các thầy cô giáo cùng các em học sinh trong xã luôn quyết tâm giữ vững thành tích để xứng đáng với truyền thống cha anh. Trong năm học 2009-2010 cấp THCS của xã có 8 lớp với 314 học sinh, trong đó có 3 em đạt học sinh giỏi cấp thành phố (1 giải nhất, 2 giải ba, tăng 2 giải so với năm 2009). Học sinh đạt giải cấp huyện 25 em, trong đó có 3 giải nhất, 6 giải nhì, 6 giải ba, tăng 10 giải so với năm 2009. Học sinh giỏi cấp trường khối 6,7,8 đạt 34 giải (trong đó, giải nhất 12 giải, nhì 9 giải, 13 giải 3). Đặc biệt, có 1 em học sinh lớp 9 đạt Ôlympic tiếng anh.

Chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học được duy trì tốt, 100% học sinh trong các trường học thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của người học sinh tiểu học. Phát huy truyền thống trên quê hương hiếu học, các em đều thi đua học tập. Kết quả nhiều em đạt học sinh giỏi, trong đó, học sinh giỏi Quốc gia 1 em đạt huy chương đồng môn toán qua mạng; học sinh giỏi cấp thành phố 12 em học sinh đi thi, đạt 10 giải; học sinh giỏi cấp huyện 13 em dự thi, đạt 19 giải; học sinh giỏi cấp trường 146 em. Cháu ngoan bác Hồ 316/328 em, đạt 96,3%. Nhà trường đã tổ chức cho 100% học sinh của 3 khối 1,2,3 được học môn tiếng anh.

Đồng chí Đào Bá Tuấn, Bí thư Đảng ủy xã Cổ Am cho biết: Sự nghiệp giáo dục đã được ban lãnh đạo xã xác định là một nghề và chính thức được Đảng bộ xã đưa vào Nghị quyết tại Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 25. Ngay từ những năm 1993, Hội khuyến học của xã đã được thành lập. Hằng năm, Hội đều tổ chức trao thưởng cho các em học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện, những em đỗ điểm cao trong các kỳ thi đại học, cao đẳng. Đảng bộ xã cũng khuyến khích các chi bộ, các dòng họ và các khu dân cư tổ chức khuyến học. Chính điều này đã thôi thúc các gia đình, các dòng họ, dù kinh tế có khó khăn vẫn động viên con cháu học hành. Đã có nhiều con em học sinh Cổ Am đoạt giải quốc tế. Trong năm học 2009-2010 xã có 3 học sinh đạt học sinh giỏi thành phố

Nhờ đầu tư vào “nghề học” mà người dân nơi đây đã đưa cái tên Cổ Am vượt qua khỏi lũy tre làng, bộ mặt của xã đã đổi thay, đường làng được trải nhựa, cả xã đã cơ bản có nhà xây kiên cố.

Việt Dũng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024
Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm