Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/04/2012 - 06:40
(Thanh tra)- Sau 20 năm phát triển khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT) ở nước ta, hàng loạt bất cập lộ diện như: Quy hoạch tùy tiện, sử dụng đất kém hiệu quả, kết cấu hạ tầng yếu, thu hút đầu tư thấp, gây ảnh hưởng môi trường.
Còn nhiều bất cập trong phát triển KCN, KCX và KKT
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung đã chỉ ra 6 vấn đề lớn còn tồn tại, đó là: Chất lượng công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển; hàm lượng công nghệ, tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập; vấn đề lao động - việc làm, đời sống công nhân trong KCN, KCX còn nhiều khó khăn và cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX vẫn còn nhiều điểm vướng mắc.
“Các hạn chế nêu trên một phần do nguyên nhân từ trình độ, sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong hoạch định và triển khai chính sách chưa đồng đều, một phần do nhận thức, quan điểm của các nhà hoạch định chính sách chưa thống nhất và coi trọng đúng mức vai trò, vị trí của KCN, KCX trong quá trình thực hiện mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng các thể chế, chính sách điều chỉnh hoạt động của KCN, KCX phù hợp với thực tiễn phát triển”, ông Trung nói.
Theo Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân, hiện nay ở TP HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương... có hàng trăm KCN, KCX. Tuy nhiên, do phát triển một cách tự phát nên đến nay, phần lớn các KCN, KCX gần như không được kết nối được với nhau. Điều này làm hạn chế rất lớn đến sự gắn kết phát triển vùng, miền.
Hơn nữa, hiện chúng ta đang kêu gọi phát triển các KCN, KCX, KKT, song các chính sách mới ban hành kém hấp dẫn khiến nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng thuê đất ngoài KCN vì có giá thấp hơn. “Nếu chúng ta không kịp thời khắc phục những bất cập tồn tại, trong thời gian tới, rất có thể các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rời bỏ Việt Nam, sang đầu tư các nước khác như: Thái Lan, Myanmar... thay vì chọn chúng ta là điểm đến như trước đây”, bà Đỗ Thu Hằng, Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Phát triển KCN (Sonadezi) khuyến cáo.
Theo quy định, mỗi tỉnh, TP chỉ có một ban quản lý để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với các KCN, KKT (bao gồm cả KKT cửa khẩu), thế nhưng, hiện vẫn còn 4/61 tỉnh, TP duy trì đến 2 ban quản lý.
Sau 20 năm thực hiện, nhưng đến nay nước ta vẫn chưa có một mô hình cụ thể nào cho các KCN, KCX và KKT.
Trước thực tế này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng định hướng phát triển các KCN, KCX và KKT với một số nội dung lớn như: Nâng cao chất lượng quy hoạch; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng; cải thiện chất lượng thu hút đầu tư; kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường; chăm lo đời sồng vật chất, tinh thần cho người lao động; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX và KKT… nhằm thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài.
Tính đến nay, cả nước có 326 KCN, KCX và KKT với tổng diện tích 1.338.249 ha, thu hút hơn 91 tỷ USD. Trong đó, có 283 KCN, KCX diện tích đất tự nhiên 76.000 ha, đã thu hút được 4.113 dự án (D.A) có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 27 tỷ USD; 43 KKT với tổng diện tích 1.262.249 ha, trong đó có 15 KKT ven biển có diện tích 662.249 ha, đã thu hút được hơn 31 tỷ USD vốn FDI và gần 564.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước; 28 KKT cửa khẩu có diện tích 600.000 ha, thu hút được khoảng 70 D.A FDI với tổng vốn hơn 700 triệu USD và khoảng 500 D.A đầu tư trong nước với tổng vốn gần 40.000 tỷ đồng. |
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên