Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ sáu, 22/04/2011 - 05:04

(Thanh tra)- Liên minh Châu Âu (EU) đang là thị trường xuất khẩu (XK) hàng đầu của Việt Nam, không chỉ với kim ngạch đạt cao mà tỷ trọng xuất siêu vào thị trường này của Việt Nam luôn chiếm tới 80%. Theo các chuyên gia, nếu hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, cơ hội mở ra đối với doanh nghiệp (DN) nước ta rất lớn.

Lợi thế xuất khẩu vào EU
    
EU đang là thị trường XK hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu từ 5,6 tỷ USD năm 2005 lên 15,4 tỷ USD năm 2010, tăng gần 3 lần. Từ năm 2008 - 2010, EU luôn chiếm khoảng 18% thị phần XK của Việt Nam. Về nhập khẩu (NK), kim ngạch của Việt Nam từ khu vực này cũng tăng liên tục, từ gần 4,4 tỷ USD năm 2005 lên gần 8,4 tỷ USD năm 2010. Tuy nhiên, tỷ trọng thị phần hầu như không thay đổi: Việt Nam luôn xuất siêu vào EU với tỷ trọng xuất siêu so với kim ngạch NK.
    
Theo đánh giá của các chuyên gia, EU và Việt Nam là các thực thể kinh tế hỗ trợ lẫn nhau nên việc giảm thuế NK không gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam. Hơn nữa, do Việt Nam phải giảm hầu hết các dòng thuế xuống 0% vào năm 2015 theo FTA ASEAN và ASEAN+… vì vậy việc giảm thuế chỉ làm chuyển luồng thương mại. NK từ EU có thể tăng lên, các thị trường khác có thể giảm, nếu giá cả cạnh tranh. Đáng nói là, việc chuyển luồng thương mại sẽ giúp Việt Nam nhập được công nghệ nguồn, giảm chênh lệch cơ cấu thị trường XNK của Việt Nam.

Theo GS.Claudio dordi, Trưởng nhóm MUTRAP III, các mặt hàng may mặc, thủy hải sản và giày dép sẽ nhận được lợi ích quan trọng từ việc EU cắt giảm thuế NK cho Việt Nam khi ký FTA, bao gồm: Lợi thế về các sản phẩm XK sang EU từ các nước cạnh tranh khác (Trung Quốc); giảm bất lợi về thuế so với các nước khác (các quốc gia châu Âu - Địa Trung Hải, nước kém phát triển); duy trì vị thế cạnh tranh với các đối tác FTA khác của EU (Ấn Độ, Malaysia, Brazil…).

Sức ép cạnh tranh

 Là nền kinh tế lớn gồm 27 nước thành viên, EU là một thể chế hội nhập sâu rộng nhất. Với dân số khoảng 500 triệu người, GDP gần 20.000 tỷ USD (khoảng 30% GDP toàn cầu), 25% thương mại thế giới (khoảng 5.000 tỷ EUR) EU là khu vực công nghệ nguồn của thế giới, cái nôi của nền văn minh công nghiệp với nhiều nước có nền công nghiệp phát triển hàng đầu và cũng là khu vực có ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có lợi nhuận lớn.


Ở chiều ngược lại, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Italy (ICHAM) tại Việt Nam, những lợi thế đối với EU từ FTA với Việt Nam như tăng XK sang Việt Nam (công nghệ cao, chất lượng cao, giá trị cao); tăng đầu tư sang Việt Nam để hướng tới ASEAN và các nước khác (Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ); tăng khả năng tiếp cận thị trường đối với các nhà cung cấp dịch vụ của EU; bảo đảm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh lành mạnh; những hạn chế về thuế quan và định lượng sẽ được dỡ bỏ. Có thể, việc này sẽ được áp dụng cho ít nhất 90 - 95% dòng thuế và quy định về xuất xứ (ROO) sẽ được đơn giản hóa.
     
Dịch vụ sẽ là lĩnh vực nhạy cảm và chịu nhiều sức ép cạnh tranh. Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE) lưu ý, đây là lĩnh vực EU rất mạnh. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết mở rộng cửa nhiều lĩnh vực, như chấp nhận cho DN nước ngoài lập chi nhánh và Cty 100% vốn tại Việt Nam đối với các dịch vụ tài chính, phân phối, các dịch vụ chuyên nghiệp. Đối với các dịch vụ chưa cam kết trong WTO, vấn đề đặt ra là EU yêu cầu những gì và Việt Nam chấp nhận ở mức nào. Những lĩnh vực này, sức ép cạnh tranh sẽ mạnh hơn.
    
Theo VAFIE, hàng hóa XK vào EU đòi hỏi chất lượng, tiêu chuẩn, môi trường, xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ cao. Những biện pháp, rào cản kỹ thuật luôn là thách thức đối với các DN XK của Việt Nam. Nhiều phân tích cho rằng, EU đang áp dụng “tiêu chuẩn kép” trong chính sách thương mại với nhiều nước đang phát triển. Một mặt, EU tìm cách gia tăng áp lực mở cửa thị trường về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư với các nước đối tác, mặt khác vẫn kiên quyết duy trì bảo hộ thông qua chính sách trợ cấp mạnh mẽ lĩnh vực nông nghiệp và nhiều bảo hộ khác.
   
Về vấn đề NK, liệu các DN Việt Nam có thể đương đầu và cạnh tranh với những hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao từ EU, trong khi chất lượng cũng như giá cả hàng nội còn thiếu sức cạnh tranh ngay tại sân nhà? Từ thực tế này, có thể lường trước sức ép cạnh tranh trong các ngành điện tử, ô tô, xe máy và máy móc thiết bị… sẽ bị suy giảm do tác động của FTA Việt Nam - EU.
   
Tuy nhiên, nếu chúng ta có chính sách, lộ trình thích hợp, cộng với sự năng động, sáng tạo của các DN, đây lại là cơ hội để đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý từ cơ quan quản lý Nhà nước tới các DN, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Những vấn đề nan giải lâu nay như chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ sẽ dần được giải quyết và nước ta có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngọc Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024
Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm