Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 25/04/2011 - 10:49
(Thanh tra) - Sau khoảng thời gian dài với nhiều tin đồn và khuyến nghị, cuối cùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ lên thêm 2% (từ 13/4/2011) và khống chế trần lãi suất tiền gửi USD ở mức 3% (có hiệu lực từ tháng 5/2011). Theo giới chuyên gia, động thái trên là tích cực nhưng thị trường chứng khoán (TTCK) chưa thể “tiêu hóa” ngay được mà cần phải có thời gian để ngấm dần.
Tác động tích cực
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính - kinh tế, các quyết định trên của NHNN sẽ tác động tích cực lên thị trường ngoại tệ, làm tăng cung USD và góp phần ổn định tỷ giá hối đoái bởi các Ngân hàng Thương mại (NHTM) phải tính tăng lãi suất cho vay để bù đắp chi phí do lượng vốn ngoại tệ khả dụng giảm, qua đó giảm nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp. Mặt khác, khi lãi suất huy động ngoại tệ giảm, nhu cầu gửi ngoại tệ cũng sẽ giảm. Dòng vốn bằng ngoại tệ sẽ được chuyển dịch dần dần từ kênh huy động - cho vay ra thị trường mua - bán.
Như vậy, với việc khống chế trần lãi suất huy động USD ở mức 3%/năm, các NHTM sẽ phải hạ lãi suất huy động USD, từ đó tăng sự hấp dẫn của các hoạt động tín dụng bằng VND. Khi đó, người dân sẽ chuyển hướng sang các giao dịch VND, vì với việc giao dịch trên thị trường “chợ đen” bị siết chặt, lãi suất tiết kiệm USD xuống thấp, nếu không bán USD cho ngân hàng, người dân khó có thể “sinh lời” từ lượng ngoại tệ đang găm giữ.
Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, với việc giảm lãi suất huy động USD, người dân sẽ bán USD đi để gửi tiết kiệm bằng VND hoặc một số tài sản khác. Như vậy thì nguồn cung sẽ tăng lên và Nhà nước có cơ sở để thu gom USD, làm tăng dự trữ ngoại hối và làm cho thị trường ngoại hối ổn định hơn.
Cũng với quan điểm tương tự, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia khẳng định, việc áp dụng trần lãi suất ngoại tệ ở mức 3%/năm, cũng như tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ trong bối cảnh hiện nay là cần thiết. Đây được xem là biện pháp quan trọng buộc NHTM giảm lãi suất huy động ngoại tệ và tăng lãi suất cho vay ngoại tệ lên. Từ đó, có thể khiến người dân thấy cần thiết phải chuyển từ việc gửi bằng USD sang VND và làm tăng thanh khoản của VND đối với NHTM. Chính điều đó sẽ có tác động làm lãi suất VND có chiều hướng giảm xuống trong thời gian tới, cũng như gia tăng tính ổn định. Vì thế, việc đưa ra trần lãi suất đối với tiền gửi ngoại tệ, cũng như tăng dự trữ bắt buộc lúc này là phù hợp với chính sách chống tình trạng đô la hóa của Chính phủ.
Chưa ngấm?
TS. Alan T. Pham, Trưởng Kinh tế gia Công ty CP Chứng khoán Vina cho biết, đứng trước mức lãi suất 3%, người gửi tiền sẽ chuyển từ USD sang tiền đồng để hưởng lãi suất cao hơn, như 14% hay 15% chẳng hạn, hoặc mau chóng tìm một kênh đầu tư nào khác như vàng, bất động sản, chứng khoán… nhảy vào.
“Với lượng USD trong dân hiện nay được ước tính có thể lên đến 30-40 tỷ USD, chỉ cần một ít trong số này tìm đến TTCK thì xem như TTCK được hưởng lợi trong ngắn hạn, dù không nhiều”, Tiến sĩ Alan T. Pham nói. Như vậy, đây thực chất là thông tin có lợi cho TTCK. Tuy nhiên, diễn biến những phiên giao dịch của tuần qua cho thấy TTCK dường như chưa “hứng thú” với thông tin này cho lắm khi tiếp tục lình xình (giảm thêm 3,33 điểm) với sức mua bán khá yếu (bình quân chưa đến 24,8 triệu CP/phiên).
Theo các chuyên gia của Công ty CP Chứng khoán SJC, TTCK dường như đang trơ lì trước những thông tin liên quan, kể cả tốt lẫn xấu. Ông Huỳnh Anh Tuấn, TGĐ phân tích, quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ thêm 2% kể từ 13/4/2011 và khống chế trần lãi suất tiền gửi USD ở mức 3% kể từ đầu tháng 5/2011 của Ngân hàng Nhà nước là thông tin tốt, có lợi cho TTCK nhưng thực tế lại có vẻ như chưa tạo được sự “hứng thú” cho TTCK.
Quyết định này được công bố hôm 09/4 và diễn biến TTCK tuần qua vẫn chưa thoát được tình trạng trầm lắng: Thanh khoản yếu, chỉ VN Index dao động trong biên độ hẹp, nhiều cổ phiếu tiếp tục rớt giá… Cũng theo ông Huỳnh Anh Tuấn, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ và quy định trần lãi suất tín dụng USD 3% sẽ khiến các NHTM khó khăn hơn, bởi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những NHTM có tỷ lệ tín dụng ngoại tệ lớn, tuy nhiên diễn biến giao dịch của nhóm mã ngành Ngân hàng tuần qua dường như không bị ảnh hưởng nhiều.
Từ diễn biến này, có thể nói hoặc TTCK đang trơ lì trước các thông tin liên quan; hoặc cũng có thể là do các biện pháp siết tín dụng chưa đủ mạnh khiến dòng tiền chảy vào chứng khoán, hoặc do những thông tin này đã được dự đoán trước và không thật sự khiến NĐT bất ngờ. “Tuy nhiên, nếu theo quan điểm lạc quan thì tôi cho rằng TTCK phải cần thêm thời gian để ngấm dần các thông tin trên”, ông Huỳnh Anh Tuấn nói.
Hồ Doãn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình