Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chính sách, pháp luật phải nhất quán và đủ mạnh

Thứ tư, 04/04/2012 - 22:27

(Thanh tra)- Trong điều kiện tăng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) chỉ ở mức giới hạn thì việc chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn. Không chỉ tăng thu cho ngân sách mà nguồn lực tài nguyên đất đai sẽ được khai thác, sử dụng ngày một hiệu quả hơn, kỷ cương phép nước được tăng cường.

*Các tập đoàn, tổng Cty Nhà nước đang quản lý, sử dụng 155 triệu m2 đất.

Nhiều khoản thất thu

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, số thu NSNN từ đất tăng trưởng khá qua các năm, tạo nguồn lực quan trọng để đầu tư phát triển hạ tầng. Cụ thể: Năm 2002, số thu các khoản từ đất khoảng 5.486 tỉ đồng, chiếm 4,4% tổng số thu NSNN. Đến năm 2010, số thu từ đất đai đã tăng lên là 67.767 tỉ đồng, chiếm 11,21% tổng số thu NSNN. Tuy số thu lớn, nhưng vẫn chưa được khai thác đầy đủ; còn thất thu nhiều từ các khoản: Thu tiền sử dụng đất, tiền đấu thầu đất, tiền thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ, thuế xây dựng…

Ngoài quỹ đất đã đưa vào sử dụng, hiện quỹ đất chưa sử dụng của cả nước còn khoảng 3.164 nghìn ha, nhưng việc đưa quỹ đất này vào sử dụng cũng chưa đạt được hiệu quả tương xứng. Ngoài ra, mặc dù đã có quy định giá đất tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, nhưng khoản chi phí này trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) hiện nay bình quân mới vào khoảng trên dưới 5%. Vì vậy, tình trạng giữ đất, để đất lãng phí ở nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp, tổng Cty, tập đoàn kinh tế Nhà nước cũng như tại nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế còn khá phổ biến.

Tính đến 31/12/2011, các tập đoàn, tổng Cty Nhà nước đang quản lý, sử dụng khoảng 155 triệu m2 đất. Trong đó, khoảng 27% diện tích dành lợi thế thương mại. Điều đáng nói là, có lợi thế “đất vàng” tự nhiên, nhưng nhiều DN Nhà nước đã chuyển mục đích, cho thuê lại kiếm lời. Cá biệt có một số nhà, đất bị chiếm dụng hoặc bỏ trống, trong khi đó có rất nhiều tổ chức, cá nhân của các thành phần kinh tế khác không có mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn, Vinafood 2 có 351 mặt bằng rải rác trên địa bàn TP HCM, vốn là các cửa hàng lương thực có từ thời bao cấp, nay phần lớn đã trở thành nhà ở cán bộ, phần cho thuê, cho mượn, lấn chiếm.

Khi rà soát, sắp xếp lại nhà đất ở Hà Nội và TP HCM, cơ quan chức năng cho rằng, nhu cầu sử dụng thật chỉ chiếm khoảng 30 - 40%, phần còn lại là chuyển nhượng, Nhà nước thu hồi, chuyển TP xử lý. Vì vậy, nếu xử lý triệt để trên phạm vi cả nước, đây là một nguồn lực không nhỏ. Tuy nhiên, để làm được việc này vẫn còn nhiều vướng mắc.

Hệ thống chính sách chồng chéo  

Hiện nay, đã có tới hơn 200 văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành về chính sách tài chính đất đai, từ Trung ương tới địa phương, nhưng vẫn phức tạp, chồng chéo và thiếu tính ổn định. Thậm chí, văn bản ra tháng trước, tháng sau áp dụng đã thấy bất cập. Bởi thế, nguồn lực đất đai lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Chênh lệch giá giữa Nhà nước và thị trường vẫn chưa vào ngân sách.

Trong khi đó, lợi dụng những kẽ hở của chính sách, pháp luật đất đai, không ít đối tượng có trách nhiệm trực tiếp và liên quan đến đất đai tìm mọi cách “biến hóa” để vơ vét làm giàu cho cá nhân và lợi ích nhóm. Đất đai - tài sản Nhà nước trở thành mảnh đất “màu mỡ” cho nạn tham nhũng đục khoét, làm nghèo đất nước, gây mất lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

GS. Đặng Hùng Võ chia sẻ: “Tài chính đất đai là câu chuyện mới chỉ đạt được một số nguyên tắc cơ bản nhưng vẫn chưa được thực thi trong thực tế. Chắc chắn, vấn đề này hiện đang được điều chỉnh bằng lợi ích “gì đấy” mà không phải là lợi ích của Nhà nước”.

Bên cạnh đó, để định giá đất theo thị trường thì phải có tổ chức làm việc này, nhưng hiện vẫn chưa có. Thực tế là cả tư vấn cũng chưa đủ khách quan độc lập và quyết định của UBND cấp tỉnh cũng chưa chính xác trong việc xác định giá đất theo thị trường. Hệ quả của việc định giá thấp là gây thiệt hại cho Nhà nước và người dân khi bị thu hồi, tạo chênh lệch địa tô gấp nhiều lần, thậm chí hàng trăm lần sau khi đã chuyển đổi mục đích sử dụng, mang lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư. Mọi giá trị trên hợp đồng mua - bán, thuê, chuyển nhượng của cá nhân, doanh nghiệp đều thấp hơn giá trị thực để trốn thuế...

Theo Đề án “Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020” do Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng, ước tính, số thu từ việc cho thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính khoảng 1.465 tỷ đồng; từ sắp xếp lại nhà, đất theo Quyết định 09 (gồm cả các tập đoàn, tổng Cty Nhà nước) khoảng 100.000 tỷ đồng; từ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch trên 18.000 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, tổ chức bán đấu giá đối với quỹ đất 2 bên đường để tạo thêm nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nếu thực hiện thì từ nay đến năm 2020, số thu từ khai thác quỹ đất 2 bên đường bộ khi thực hiện xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng đường bộ khoảng 198.600 tỷ đồng. Như vậy, sơ bộ việc khai thác quỹ đất đai, nhà ở công sản đã thu về cho NSNN tới hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, để làm được điều này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách, luật pháp về đất đai, nhà ở công sản phải sớm được hoàn thiện, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, minh bạch và đủ mạnh.

Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) cho biết, đến nay, trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước có tổng diện tích khoảng 1,5 tỷ m2, trị giá khoảng 594 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, còn có hơn 100 nghìn m2 nhà với tổng giá trị khoảng 138 nghìn tỷ đồng. Giá trị nhà, đất hiện chiếm tới 97,2% giá trị tài sản Nhà nước, trong đó, đất chiếm tới 76,2% tổng giá trị tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp.

Hà Lê

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm