Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 22/09/2011 - 00:11
(Thanh tra)- Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 với mục tiêu đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực là: Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%; số sinh viên đại học - cao đẳng là 400 sinh viên/10.000 dân. Muốn vậy, công tác hướng nghiệp phải được chú trọng.
*Mỗi trường nên có đội ngũ giáo viên tâm lý học đường.
Rất ít học sinh trắc nghiệm năng lực bản thân
PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương, Viện Tâm lý học cho biết, nhìn chung, tâm thế hướng nghiệp của học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) phát triển mạnh. Các em đã tích cực tìm hiểu thông tin về các ngành nghề theo các cách khác nhau như hỏi bố mẹ hoặc những người lớn, trò chuyện với bạn bè và theo dõi các chương trình trên truyền hình, đài phát thanh… giới thiệu về các ngành nghề. Tuy nhiên, việc vô cùng quan trọng trong lựa chọn nghề là làm trắc nghiệm đánh giá năng lực bản thân để có cơ sở lựa chọn ngành học phù hợp lại ít HS quan tâm.
Theo điều tra mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới, qua khảo sát về chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam xếp hạng 53/59 quốc gia và mất cân đối nghiêm trọng. Cụ thể, ở Việt Nam, cứ một cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,02 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 1/4/10. Cũng tại nước ta, cứ một vạn dân có 181 sinh viên đại học, con số này của thế giới là 100. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối này, trong đó có lý do công tác hướng nghiệp chưa chuyên nghiệp.
Thực tế cho thấy, mỗi năm có hơn 1 triệu HS thi đại học, các trường đại học thì mở ra ồ ạt, xét tuyển nguyên vọng 2,3, bằng mọi chiêu thức khuyến mãi thu hút thí sinh, thậm chí chỉ cần 8 điểm cũng đỗ đại học. Còn, HS học xong không biết làm gì, các trường đại học ngoài công lập mở ra cũng không xác định mục đích đào tạo. Học sinh không hiểu bản thân có năng lực đến đâu, kinh tế nước nhà cần gì?
Nhiều cán bộ quản lý các trường THPT thừa nhận, công tác hướng nghiệp các trường đều đã làm nhưng kết quả rất thấp. Nhận thức của HS (và cả phụ huynh) về nghề nghiệp còn hạn chế, giáo viên được giao nhiệm vụ này không coi trọng hướng nghiệp. Trước đây, nếu nội dung chương trình có 27 tiết hướng nghiệp/năm học thì nay chỉ còn 9 tiết/năm học. Với thời lượng ấy, kể cả giáo viên có chuyên môn thì việc hướng nghiệp cho HS cũng giống “cưỡi ngựa xem hoa”.
Hướng nghiệp phải được coi trọng
GS. Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam nhận định, hướng nghiệp phải được hiểu là tạo điều kiện để cá nhân đó khám phá và phát huy năng lực bản thân để đóng góp tốt nhất cho xã hội trong khả năng có thể trong quá trình lao động của mình. Hướng nghiệp tốt sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được thử sức mình và khám phá năng lực bản thân ở những lĩnh vực khác nhau. Theo GS. Hạc, để có nguồn nhân lực cao, công tác hướng nghiệp phải được coi trọng. Ngay từ bây giờ, mỗi trường học nên có đội ngũ giáo viên tâm lý học đường, có phòng tư vấn tâm lý. Giáo viên tâm lý phải được đào tạo bài bản và chuyên làm công tác tư vấn tâm lý, chứ không kiêm nhiệm. Đặc biệt, học sinh học xong lớp 9, nhất định phải phân luồng để định hướng đào tạo cho thật chuẩn. Để làm được điều này, phải có một cơ chế cung cấp thông tin và đào tạo kỹ năng có hiệu quả cho các giáo viên, nhằm lồng ghép những nội dung của hướng nghiệp vào chương trình giảng dạy một cách tốt nhất. Xây dựng một hệ thống thông tin động, được cập nhật liên tục để HS, sinh viên nói riêng và mọi công dân đều có thể tiếp cận về thị trường lao động, về các ngành nghề, về đào tạo những kỹ năng cơ bản. Tăng cường hợp tác quốc tế và tiếp thu công nghệ mới trong hướng nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động hướng nghiệp thông qua học hỏi kinh nghiệm.
Còn, theo GS. Hoàng Tụy, hiện có không ít trường đại học, cao đẳng kém chất lượng, nhưng ít trường trung cấp kỹ thuật. Cơ cấu đào tạo khiến trong nước rất thiếu công nhân lành nghề, thiếu cán bộ kỹ thuật trung cấp giỏi, nhưng thừa kỹ sư, cán bộ quản lý tồi... GS. Tụy cho rằng, để có nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường THPT cũng cần được cải tổ theo hướng không phân ban cứng nhắc mà có nhiều lựa chọn cho HS phát triển năng khiếu sở thích, nhờ đó nâng cao chất lượng đầu vào đại học, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đại học.
Phạm Hạnh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công ty Cổ phần Công nghệ Hải Nam Tech bị cấm thầu 3 năm tại thành phố Hải Phòng do có hành vi gian lận khi kê khai nhân sự trong hồ sơ mời thầu.
Đông Hà
19:52 15/12/2024(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa